Thứ Bảy, 29/10/2022 07:36

Giá dầu giảm 1% khi Trung Quốc tăng cường phong tỏa Covid-19

Giá dầu giảm khoảng 1% vào ngày thứ Sáu (28/10) sau khi quốc gia nhập khẩu dầu thô hàng đầu Trung Quốc tăng cường hoạt động phong tỏa Covid-19. Dù vậy các hợp đồng dầu thô vẫn tăng trong tuần nhờ lo ngại về nguồn cung và dữ liệu kinh tế mạnh mẽ bất ngờ.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu, hợp đồng dầu Brent lùi 89 xu (tương đương 0.92%) xuống 96.07 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI mất 88 xu (tương đương 0.99%) còn 88.20 USD/thùng.

Hợp đồng xăng tại Mỹ sụt 3%, trong khi hợp đồng dầu diesel tại Mỹ vọt 5% lên mức cao nhất kể từ giữa tháng 6/2022.

Tuần qua, hợp đồng dầu Brent tiến 2% và hợp đồng dầu WTI cộng 3%.

Uỷ ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cho biết các thành phố của nước này đã tăng cường kiểm soát Covid-19 vào ngày thứ Năm (27/10), phong toả các toà nhà và nhiều quận sau khi Trung Quốc ghi nhận 1,506 ca nhiễm mới Covid-19 vào ngày 27/10, tăng từ mức 1,264 ca nhiễm mới/ngày trước đó.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ chậm lại còn 3.2% trong năm nay, giảm 1.2 điểm phần trăm so với dự báo hồi tháng 4/2022, sau khi tăng 8.1% trong năm 2021.

PetroChina cho biết nhu cầu về nhiên liệu tinh chế và khí đốt tự nhiên của Trung Quốc dự kiến sẽ tăng so với cùng kỳ năm trước trong quý 4, song song với sự phục hồi kinh tế được dự báo khi Bắc Kinh tung ra nhiều chính sách kích thích hơn.

Sức mạnh kinh tế ở 2 nền kinh tế lớn đã hạn chế đà suy giảm của giá dầu.

Dữ liệu vào ngày thứ Năm cho thấy tăng trưởng GDP tại Mỹ phục hồi mạnh trong quý 3, chứng tỏ khả năng phục hồi của nền kinh tế và tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới.

Kinh tế Đức cũng tăng trưởng bất ngờ trong quý 3, dữ liệu cho thấy vào ngày thứ Sáu, khi nền kinh tế lớn nhất châu Âu vẫn không rơi vào suy thoái bất chấp lạm phát cao và lo ngại về nguồn cung năng lượng trước lệnh cấm nhập khẩu dầu thô Nga.

Những ông lớn dầu khí toàn cầu bao gồm Exxon Mobil, Chevron và Equinor đều công bố lợi nhuận quý 3 khổng lồ, hứng chịu những lời chỉ trích từ các nhóm người tiêu dùng ở Mỹ và châu Âu. Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nói với các công ty dầu mỏ rằng họ đã không hành động đủ để làm giảm chi phí năng lượng.

Dữ liệu từ Baker Hughes cho thấy số giàn khoan dầu khí tại Mỹ giảm trong tuần này, nhưng tháng 10 ghi nhận tháng tăng đầu tiên kể từ tháng 7/2022.

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) có khả năng duy trì quan điểm nhu cầu dầu thế giới sẽ tăng trong một thập kỷ nữa.

An Trần (theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Bộ Tài chính yêu cầu doanh nghiệp xăng dầu báo cáo chi phí tăng cao bất thường (28/10/2022)

>   Bộ Công Thương cần sự giúp đỡ của NHNN trong việc cho DN xăng dầu vay và bảo lãnh tín dụng (28/10/2022)

>   Mỹ xuất khẩu khối lượng dầu kỷ lục dù nhiên liệu trong nước đang căng thẳng (28/10/2022)

>   Dầu tăng khi nhu cầu dầu thô mạnh (28/10/2022)

>   Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu, đề xuất giải pháp điều hành xăng dầu (27/10/2022)

>   Hết xăng, còn trách nhiệm (27/10/2022)

>   Phi vụ đánh tháo hàng triệu lít xăng lậu ngoài khơi sau cuộc điện thoại ẩn danh (27/10/2022)

>   Dầu tăng gần 3% khi xuất khẩu tại Mỹ tăng mạnh (27/10/2022)

>   Vì sao nhiều cây xăng chỉ bán 20.000 đồng/xe máy? (26/10/2022)

>   Giám đốc IEA: Thế giới lần đầu rơi vào khủng hoảng năng lượng thực sự (26/10/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật