Thứ Ba, 29/11/2022 15:54

Bình quân 1 tháng có 12 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường

Theo số liệu từ Tổng Cục Thống kê, 11 tháng năm 2022 có tổng cộng 132.3 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 24.3% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, tổng số doanh nghiệp tham gia vào thị trường đạt 194.7 nghìn doanh nghiệp, tăng 33.2%.

Tình hình đăng ký doanh nghiệp

Tính chung 11 tháng năm 2022, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 70.2 nghìn doanh nghiệp, tăng 34.8% so với cùng kỳ năm trước; gần 45.3 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 14.7%; 16.8 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 13.3%. Bình quân một tháng có 12 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Riêng trong tháng 11, có 4,006 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, giảm 1.3% so với tháng trước và tăng 13.7% so với cùng kỳ năm 2021; có 5,095 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 21.3% và tăng 9.8%; có 1,422 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 11.2% và tăng 13.2%.

Doanh nghiệp thành lập mới và giải thể 11 tháng năm 2022 phân theo một số lĩnh vực hoạt động

Theo nhận định của Cục Quản lý Đăng ký kinh doanh, bên cạnh tín hiệu tích cực thì những yếu tố bất định gia tăng cũng tác động không nhỏ đến tâm lý của người dân, doanh nghiệp trong thời gian qua.

Tình hình kinh tế thế giới đang có nhiều biến động phức tạp như giá năng lượng, hàng hóa cơ bản tăng mạnh, chuỗi cung ứng bị gián đoạn, lạm phát tăng cao tại nhiều quốc gia, đối tác lớn của nước ta; xung đột Nga – Ukraine khiến xu hướng mua sắm của người tiêu dùng trên thế giới giảm mạnh, tác động đến quá trình phục hồi của nền kinh tế thế giới sau hơn 2 năm bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19.

“Điều này đã khiến cộng đồng doanh nghiệp đối mặt với khó khăn do đứt gãy chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất, thiếu hụt nguồn tiền cho việc khôi phục sản xuất, duy trì hoạt động kinh doanh... Do vậy, nhiều doanh nghiệp phải lựa chọn giải pháp tạm ngừng hoạt động hoặc giải thể”, báo cáo Cục Quản lý Đăng ký kinh doanh cho biết.

Bên cạnh đó, đơn hàng cho năm 2023 với nhiều ngành xuất khẩu chủ lực đều sụt giảm nghiêm trọng, đặc biệt với các ngành dệt may, da giày, nội thất, nhôm công nghiệp, sắt thép, xi măng... Nhiều doanh nghiệp đã phải cắt giảm nhân công, giảm quy mô sản xuất trong các tháng cuối năm 2022.

Đáng chú ý, theo phân tích của Cục Quản lý Đăng ký kinh doanh, quy mô vốn đăng ký trên doanh nghiệp có xu hướng giảm, số vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới có xu hướng chững lại trong những tháng cuối năm.

Ở chiều ngược lại, tháng 11 cả nước có gần 12 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 0.3% so với cùng kỳ năm trước; có gần 6.3 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 26.4%.

Tính chung 11 tháng năm 2022, tổng số doanh nghiệp tham gia vào thị trường (bao gồm đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động) đạt 194.7 nghìn doanh nghiệp, tăng 33.2% so với cùng kỳ năm trước, gấp 1.3 lần mức bình quân 11 tháng giai đoạn 2017-2021 (153.7 nghìn doanh nghiệp).

Trong tháng 11, cả nước có 11,943 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 104.5 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký là 74 nghìn lao động, giảm 8.3% về số doanh nghiệp, giảm 2.3% về vốn đăng ký và giảm 3.7% về số lao động so với tháng 10/2022; so với cùng kỳ năm trước, tăng 0.3% về số doanh nghiệp, giảm 30.3% về số vốn đăng ký và giảm 3.4% về số lao động. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong tháng đạt 8.7 tỷ đồng, tăng 6.6% so với tháng trước và giảm 30.5% so với cùng kỳ năm 2021. Trong tháng, cả nước còn có 6,267 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 60.6% so với tháng trước và tăng 26.4% so với cùng kỳ năm 2021.

Tính chung 11 tháng năm 2022, cả nước có 137.8 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 1,483.7 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký là 909 nghìn lao động, tăng 30.4% về số doanh nghiệp, tăng 2% về vốn đăng ký và tăng 15.9% về số lao động so với cùng kỳ năm trước. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong 11 tháng năm 2022 đạt 10.8 tỷ đồng, giảm 21.8% so với cùng kỳ năm trước. Nếu tính cả 2,981.2 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của 46.5 nghìn doanh nghiệp thay đổi tăng vốn thì tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 11 tháng năm nay là 4,464.9 nghìn tỷ đồng, tăng 21.5% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, còn có 56.9 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 40.5% so với 11 tháng năm 2021, nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 11 tháng lên 194.7 nghìn doanh nghiệp, tăng 33.2% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có 17.7 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

Theo khu vực kinh tế, 11 tháng năm nay có 1,831 doanh nghiệp thành lập mới thuộc khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng 0.3% so với cùng kỳ năm trước; 33.9 nghìn doanh nghiệp thuộc khu vực công nghiệp và xây dựng, tăng 19.6%; 102.1 nghìn doanh nghiệp thuộc khu vực dịch vụ, tăng 35.2%.

Khang Di

FILI

Các tin tức khác

>   Toàn cảnh tình hình kinh tế, xã hội tháng 11 và 11 tháng đầu năm 2022 (29/11/2022)

>   Hơn 25 tỷ USD vốn FDI vào Việt Nam trong 11 tháng 2022 (29/11/2022)

>   CPI tháng 11 tăng 0.39% so với tháng trước (29/11/2022)

>   Đến lúc nới tín dụng? (29/11/2022)

>   Kỳ họp bất thường lần thứ 2 của Quốc hội: Chỉ xem xét, quyết định các vấn đề cấp bách, được chuẩn bị kỹ lưỡng (28/11/2022)

>   Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến, chuẩn bị kỳ họp bất thường, kỳ họp thứ 5 Quốc hội (28/11/2022)

>   Ba kịch bản dự báo 'sức khỏe' của đầu tàu kinh tế TPHCM năm 2023 (24/11/2022)

>   Financial Times: Việt Nam dẫn đầu toàn cầu về tốc độ tăng trưởng kinh tế số hóa (22/11/2022)

>   Các nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam? (22/11/2022)

>   Tỉnh nào đang có thu nhập bình quân cao nhất nước? (22/11/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật