Thứ Ba, 29/11/2022 10:28

Hơn 25 tỷ USD vốn FDI vào Việt Nam trong 11 tháng 2022

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/11/2022 bao gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 25.14 tỷ USD, giảm 5% so với cùng kỳ năm trước.

Vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/11 các năm 2018-2022 (Tỷ USD)
Nguồn: Tổng Cục Thống kê

Từ đầu năm đến nay, vốn đăng ký cấp mới có 1,812 dự án được cấp phép với số vốn đăng ký đạt 11.52 tỷ USD, tăng 14.9% so với cùng kỳ năm trước về số dự án và giảm 18% về số vốn đăng ký.

Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được cấp phép mới đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký đạt 6.52 tỷ USD, chiếm 56.6% tổng vốn đăng ký cấp mới; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 2.1 tỷ USD, chiếm 18.2%; các ngành còn lại đạt 2.9 tỷ USD, chiếm 25.2%.

Trong số 72 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 11 tháng năm 2022, Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất với 3.23 tỷ USD, chiếm 28.1% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Xin-ga-po 1.97 tỷ USD, chiếm 17.1%; Đan Mạch 1.32 tỷ USD, chiếm 11.5%; Trung Quốc 1.29 tỷ USD, chiếm 11.2%; Hàn Quốc 930.8 triệu USD, chiếm 8.1%; Đặc khu hành chính Hồng Công (Trung Quốc) 917.8 triệu USD, chiếm 8%.

Vốn đăng ký điều chỉnh có 994 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư tăng thêm 9.54 tỷ USD, tăng 18.9% so với cùng kỳ năm trước.

Nếu tính cả vốn đăng ký mới và vốn đăng ký điều chỉnh của các dự án đã cấp phép từ các năm trước thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 14 tỷ USD, chiếm 66.5% tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 2.76 tỷ USD, chiếm 13.1%; các ngành còn lại đạt 4.29 tỷ USD, chiếm 20.4%.

Vốn đăng ký góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài có 3,298 lượt với tổng giá trị góp vốn 4.08 tỷ USD, giảm 7% so cùng kỳ năm trước.

Trong đó có 1,481 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị góp vốn là 2.12 tỷ USD và 1,817 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị gần 2 tỷ USD. Đối với hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1.43 tỷ USD, chiếm 35.1% giá trị góp vốn; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 955.9 triệu USD, chiếm 23.4%; ngành còn lại 1.69 tỷ USD, chiếm 41.5%.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 11 tháng năm 2022 ước tính đạt 19.68 tỷ USD, tăng 15.1% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 11 tháng trong 5 năm qua. Trong đó: Công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 15.52 tỷ USD, chiếm 78.8% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1.44 tỷ USD, chiếm 7.3%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 1.43 tỷ USD, chiếm 7.3%.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 11 tháng các năm 2018-2022
Nguồn: Tổng Cục Thống kê

Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong 11 tháng năm 2022 có 101 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 395.8 triệu USD, tăng 61.9% so với cùng kỳ năm trước; có 22 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn điều chỉnh tăng 78.3 triệu USD, giảm 81.9%.

Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và điều chỉnh) đạt 474.1 triệu USD, giảm 30% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 236.4 triệu USD, chiếm 49.9% tổng vốn đầu tư; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 42.8 triệu USD, chiếm 9%; bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác đạt 41.1 triệu USD, chiếm 8.7%.

Trong 11 tháng năm 2022 có 27 quốc gia và vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam, trong đó: Xin-ga-po là nước dẫn đầu với 79.5 triệu USD, chiếm 16.8% tổng vốn đầu tư; Lào 70 triệu USD, chiếm 14.8%; Hoa Kỳ 38.2 triệu USD, chiếm 8.1%; Đức, Hà Lan, Pháp cùng đạt 34.7 triệu USD, cùng chiếm 7.3%.

Khang Di

FILI

Các tin tức khác

>   CPI tháng 11 tăng 0.39% so với tháng trước (29/11/2022)

>   Đến lúc nới tín dụng? (29/11/2022)

>   Kỳ họp bất thường lần thứ 2 của Quốc hội: Chỉ xem xét, quyết định các vấn đề cấp bách, được chuẩn bị kỹ lưỡng (28/11/2022)

>   Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến, chuẩn bị kỳ họp bất thường, kỳ họp thứ 5 Quốc hội (28/11/2022)

>   Ba kịch bản dự báo 'sức khỏe' của đầu tàu kinh tế TPHCM năm 2023 (24/11/2022)

>   Financial Times: Việt Nam dẫn đầu toàn cầu về tốc độ tăng trưởng kinh tế số hóa (22/11/2022)

>   Các nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam? (22/11/2022)

>   Tỉnh nào đang có thu nhập bình quân cao nhất nước? (22/11/2022)

>   Chính phủ sẽ mạnh dạn cho các địa phương Vùng Tây Nguyên thí điểm chính sách đặc thù (20/11/2022)

>   Nguyên Phó Chủ tịch UBND TPHCM Hứa Ngọc Thuận qua đời vì tai nạn (20/11/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật