Thứ Ba, 18/10/2022 10:43

Trung Quốc ngừng bán LNG cho châu Âu và châu Á

Trung Quốc đã chỉ đạo các nhà nhập khẩu khí gas quốc doanh ngừng bán lại LNG cho châu Âu và châu Á để đảm bảo đủ nguồn cung cho mùa đông sắp tới.

Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia - cơ quan lập kế hoạch kinh tế hàng đầu của quốc gia - đã yêu cầu PetroChina, Sinopec và Cnooc dự trữ hàng để sử dụng trong nước, dựa trên nguồn tin thân cận từ Bloomberg.

Mặc dù nguồn cung từ Trung Quốc đã giúp châu Âu xoa dịu phần nào cuộc khủng hoảng năng lượng, nhưng tình trạng chi phí vận chuyển cao kỷ lục đã làm giảm sức hấp dẫn từ việc mua lại nhiên liệu của Trung Quốc. 

Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc (NDRC) và các tập đoàn năng lượng Trung Quốc hiện chưa bình luận về thông tin này.

Những dự báo về khả năng thâm hụt nguồn cung khí đốt có thể đã thôi thúc Bắc Kinh giữ lại khí LNG.

Việc bán lại LNG đã đánh dấu một bước chuyển mình rõ rệt đối với Trung Quốc - quốc gia năm ngoái đã vượt qua Nhật Bản để trở thành nhà nhập khẩu LNG lớn nhất thế giới nhờ lượng mua tăng trên thị trường giao ngay, nhưng nhiều khả năng sẽ giảm mức tiêu thụ khí đốt vào năm 2022.

Trong bài phát biểu kéo dài 2 tiếng vào ngày 16/10, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhấn mạnh vấn đề an ninh năng lượng, khẳng định lại rằng quốc gia châu Á này phải thực hiện quá trình chuyển đổi năng lượng xanh một cách thận trọng để tránh rủi ro về suy giảm nguồn cung.

Giá khí đốt ở châu Âu hiện đã giảm gần 60% so với đỉnh điểm hồi tháng 8, nhưng vẫn ở mức cao trong năm khi châu Âu muốn từ bỏ nguồn cung cấp của Nga. Việc số lượng lớn lô hàng LNG sẽ được giao cho châu Âu đang đè nặng lên giá giao ngay của khu vực, khiến một số nhà cung cấp cân nhắc chuyển hướng các chuyến hàng trở lại châu Á, nơi có mức giá hấp dẫn hơn.

Tuy nhiên, động thái ngừng bán lại để đảm bảo nguồn cung trong nước của Trung Quốc có thể gây khan hiếm hàng hóa cho châu Âu, đồng thời làm trầm trọng thêm tình trạng suy thoái năng lượng của khu vực này vào mùa đông lạnh giá.

Trung Quốc nắm giữ các hợp đồng lớn để mua LNG từ các nhà xuất khẩu như Mỹ. Và trong năm nay, các nhà nhập khẩu ở đây đã bán lại một số nguồn cung đó sang châu Âu trong bối cảnh nhu cầu trong nước mờ nhạt do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. 

* Thiếu khí đốt, dân châu Âu đốt mọi thứ có thể để sưởi ấm

* Chuyển từ khí đốt Nga sang khí hỏa lỏng Mỹ, hóa đơn năng lượng châu Âu tăng 10 lần

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI

Các tin tức khác

>   Đề xuất xây dựng lại cơ chế điều hành giá bán lẻ xăng dầu (18/10/2022)

>   Dầu tăng nhẹ trước những tín hiệu tích cự từ Trung Quốc (18/10/2022)

>   Nhiều trạm xăng tại Pháp hết nhiên liệu (17/10/2022)

>   Petrolimex kiến nghị giảm đầu mối xăng dầu, tăng cường kiểm tra đột xuất (17/10/2022)

>   9 tháng đầu năm, doanh nghiệp TP.HCM chi 719,1 triệu USD nhập khẩu xăng dầu (16/10/2022)

>   'Mây đen' kéo đến sau quyết định cắt giảm sản lượng dầu mỏ của OPEC+ (16/10/2022)

>   Dầu sụt hơn 3% do lo ngại suy thoái (15/10/2022)

>   Nhập 100.000m3 xăng dầu chấm dứt 'cơn sốt' chưa từng có tại TPHCM (14/10/2022)

>   Yêu cầu 2 nhà máy lọc dầu tăng sản xuất xăng, chạy tối đa công suất (14/10/2022)

>   Dầu khởi sắc tăng 2% khi dự trữ dầu diesel thấp trước mùa đông (14/10/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật