Thứ Sáu, 14/10/2022 08:21

Yêu cầu 2 nhà máy lọc dầu tăng sản xuất xăng, chạy tối đa công suất

Ngày 13/10, Bộ Công Thương đã có Văn bản số 6327 gửi Công ty TNHH Lọc dầu Nghi Sơn và Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn yêu cầu duy trì hoạt động sản xuất ổn định của nhà máy lọc dầu, tăng công suất tối đa để có thể cung ứng xăng dầu cho thị trường trong nước.

Hai nhà máy lọc dầu cũng được Bộ Công Thương yêu cầu có biện pháp hỗ trợ giao nhanh hàng cho doanh nghiệp đã đặt mua theo hợp đồng đã ký, sử dụng nguồn hàng dự trữ để hỗ trợ cung ứng cho các đầu mối không có hợp đồng với nhà máy đồng thời bán hàng tại các khu vực bị thiếu cục bộ để kịp thời bổ sung nguồn hàng cho các cửa hàng bán lẻ.

“Hai nhà máy điều chỉnh cơ cấu sản xuất cho phù hợp với nhu cầu của thị trường, tăng lượng sản xuất mặt hàng xăng để cung ứng cho thị trường trong nước”, văn bản của Bộ Công Thương nêu rõ.

Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn gặp khó khăn về tài chính (ảnh: PVN).

Tại cuộc họp với Bộ Công Thương ngày 12/10, ông Huỳnh Nguyễn Bạch Tuyên - Phó Giám đốc Chi nhánh phân phối sản phẩm Lọc dầu Nghi Sơn - cho biết, ngoài quý I có 1 số diễn biến bất thường, sản lượng bị hụt so với phần cam kết với các đầu mối song sang quý II và III nhà máy đã sản xuất tương đối tốt, đảm bảo các yêu cầu của khách hàng đã cam kết. Thậm chí quý III lượng xăng đã vượt so với ký kết. Quý IV sản lượng của nhà máy cam kết sản xuất đều vượt mức so với thời gian trước đây. “Với sản lượng này đảm bảo cung cấp sản lượng đã cam kết với hợp đồng thương nhân đầu mối”- ông Huỳnh Nguyễn Bạch Tuyên chia sẻ.

Ông Bùi Ngọc Dương - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn - cho hay, trung bình 9 tháng nhà máy sản xuất vượt kế hoạch 106% mặc dù những tháng đầu năm còn thấp do nhu cầu sản phẩm trong nước rất cao. Hiện tại, nhà máy đã sản xuất 5,4 triệu, đáp ứng 83% kế hoạch. Nhà máy cũng cam kết đảm bảo cung cấp tối đa nguồn cung trong nước.

Về diễn biến của thị trường xăng dầu, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, hiện nay, vấn đề quan trọng nhất là nguồn cung. Theo ông Hải, hiện nguồn trong nước đang chiếm 70-80%, tức là vẫn phải nhập khẩu 20-30% nhưng nguồn cung từ nước ngoài về Việt Nam lại gặp rất nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đã thua lỗ trong thời gian dài nên phải tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong đó có việc phải tính đúng, tính đủ chi phí thực tế của doanh nghiệp.

“Có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu về hạn mức tín dụng, lãi suất ưu đãi, nguồn ngoại tệ nhằm giúp các doanh nghiệp giảm chi phí tài chính, tăng nguồn lực để nhập khẩu, mua xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước cũng như nước ngoài, bảo đảm cung ứng xăng dầu cho thị trường" - ông Hải nói.

Phạm Tuyên

Tiền phong

Các tin tức khác

>   Dầu khởi sắc tăng 2% khi dự trữ dầu diesel thấp trước mùa đông (14/10/2022)

>   Tiết lộ thông tin cuộc họp kín giữa Bộ Công Thương và 31 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu (14/10/2022)

>   Giám đốc Petrolimex Sài Gòn bác thông tin chiết khấu xăng dầu '0 đồng' (13/10/2022)

>   Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu rút ngắn chu kỳ điều chỉnh giá xăng dầu (13/10/2022)

>   Đã đến lúc Nhà nước để nhà kinh doanh quyết định giá bán xăng? (13/10/2022)

>   Xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ găm hàng, buôn lậu xăng dầu (13/10/2022)

>   Dầu giảm 3 phiên liên tiếp (13/10/2022)

>   Bộ Công Thương sẽ không can thiệp vào giá chiết khấu bán lẻ xăng dầu  (12/10/2022)

>   Bộ Công Thương nêu các nhóm giải pháp để đảm bảo cung ứng xăng dầu (12/10/2022)

>   Petrolimex: 'Cung ứng xăng dầu sẽ bình thường lại trong 1-2 ngày tới' (12/10/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật