Thứ Bảy, 15/10/2022 07:05

Dầu sụt hơn 3% do lo ngại suy thoái

Giá dầu sụt hơn 3% vào ngày thứ Sáu (14/10) do lo ngại suy thoái toàn cầu và nhu cầu dầu suy yếu, đặc biệt tại Trung Quốc, đã lấn át hỗ trợ từ động thái cắt giảm mạnh sản lượng của OPEC+.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu, hợp đồng dầu Brent lùi 2.94 USD (tương đương 3.1%) xuống 91.63 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI mất 3.50 USD (tương đương 3.9%) còn 85.61 USD/thùng.

Hợp đồng dầu Brent và dầu WTI đều trồi sụt trong phần lớn phiên ngày thứ Sáu, nhưng khép lại tuần qua vẫn lần lượt giảm 6.4% và 7.6%.

Lạm phát cốt lõi tại Mỹ ghi nhận mức tăng hàng năm lớn nhất trong 40 năm, củng cố quan điểm rằng lãi suất sẽ ở mức cao trong thời gian dài hơn với nguy cơ suy thoái toàn cầu. Quyết định lãi suất tiếp theo của Mỹ sẽ được đưa ra vào ngày 01-02/11/2022.

Tâm lý người tiêu dùng Mỹ tiếp tục cải thiện ổn định trong tháng 10, nhưng kỳ vọng lạm phát của các hộ gia đình đã giảm đi một chút, cuộc khảo sát cho thấy.

Phil Flynn, Chuyên gia phân tích tại Price Futures Group, nhận định: “Sự cải thiện trong tâm lý người tiêu dùng đang được xem là tiêu cực vì nó có nghĩa là Fed cần phá vỡ tâm lý người tiêu dùng và làm chậm tăng trưởng kinh tế nhiều hơn, và điều đó dẫn đến đồng USD  tăng và áp lục giảm giá đối với thị trường dầu mỏ”.

Chỉ số đồng USD tăng 0.8%. Đồng USD mạnh hơn làm giảm nhu cầu dầu bằng cách làm cho nhiên liệu trở nên đắt đỏ hơn đối với người mua sử dụng những đồng tiền khác.

Về nguồn cung tại Mỹ, các công ty năng lượng trong tuần này đã bổ sung thêm 8 giàn khoan để nâng tổng số giàn khoan lên 610 giàn, mức cao nhất kể từ tháng 3/2020, dữ liệu từ Baker Hughes cho thấy.

Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, chống chọi với sự tái bùng phát Covid-19 sau kỳ nghỉ lễ kéo dài 1 tuần. Sự gia tăng số ca nhiễm ở quốc gia này là nhỏ so với tiêu chuẩn toàn cầu, nhưng nó tuân thủ chính sách zero-Covid gây ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động kinh tế và do đó ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu dầu.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) vào ngày thứ Năm (13/10) đã hạ dự báo nhu cầu dầu trong năm nay và năm sau, cảnh báo về khả năng suy thoái trên toàn cầu.

Thị trường vẫn đang xem xét quyết định hồi tuần trước của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, gọi chung là nhóm OPEC+, khi họ thông báo cắt giảm mục tiêu sản lượng 2 triệu thùng/ngày.

Theo ước tính của IEA, việc sản xuất dưới mức của nhóm có nghĩa là điều này sẽ có thể dẫn đến mức cắt giảm 1 triệu thùng/ngày.

Ả-rập Xê-út và Mỹ đã xung đột về quyết định này.

An Trần (theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Nhập 100.000m3 xăng dầu chấm dứt 'cơn sốt' chưa từng có tại TPHCM (14/10/2022)

>   Yêu cầu 2 nhà máy lọc dầu tăng sản xuất xăng, chạy tối đa công suất (14/10/2022)

>   Dầu khởi sắc tăng 2% khi dự trữ dầu diesel thấp trước mùa đông (14/10/2022)

>   Tiết lộ thông tin cuộc họp kín giữa Bộ Công Thương và 31 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu (14/10/2022)

>   Giám đốc Petrolimex Sài Gòn bác thông tin chiết khấu xăng dầu '0 đồng' (13/10/2022)

>   Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu rút ngắn chu kỳ điều chỉnh giá xăng dầu (13/10/2022)

>   Đã đến lúc Nhà nước để nhà kinh doanh quyết định giá bán xăng? (13/10/2022)

>   Xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ găm hàng, buôn lậu xăng dầu (13/10/2022)

>   Dầu giảm 3 phiên liên tiếp (13/10/2022)

>   Bộ Công Thương sẽ không can thiệp vào giá chiết khấu bán lẻ xăng dầu  (12/10/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật