Thứ Năm, 06/10/2022 14:23

Nhà đầu tư ồ ạt xin khảo sát điện gió ngoài khơi, Bộ TN&MT đề xuất dừng thẩm định

Sau khi lãnh đạo Bộ Công Thương ban hành thông tư quy định xây dựng khung giá phát điện nhà máy phong điện, điện mặt trời, đã có 55 đề xuất khảo sát được gửi tới Bộ Tài nguyên & Môi trường (TN&MT). Tuy nhiên vì một số vướng mắc, Bộ TN&MT đưa ra đề xuất xem xét tạm dừng thẩm định các dự án khảo sát điện gió ngoài khơi.

Cụ thể vào ngày 03/10, Lãnh đạo Bộ Công Thương đã ký ban hành Thông tư số 15/2022/TT-BCT quy định phương pháp xây dựng khung giá phát điện nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp. Trong đó quy định trong thời hạn 15 ngày kể từ khi Thông tư có hiệu lực, chủ đầu tư các nhà máy điện mặt trời đã ký hợp đồng mua bán điện trước ngày 01/01/2021 và các nhà máy phong điện trong đất liền và trên biển ký hợp đồng trước ngày 01/11/2021 có trách nhiệm cung cấp báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc thiết kế kỹ thuật cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Trong thời hạn 45 ngày kể từ khi Thông tư này có hiệu lực, EVN có trách nhiệm xây dựng khung giá phát điện theo quy định tại Điều 11 Thông tư này gửi Cục Điều tiết điện lực thẩm định.

Theo báo cáo của Bộ TN&MT, kể từ khi Thông tư được ban hành, Bộ đã nhận được 55 đề xuất khảo sát điện gió ngoài khơi để đo gió, quan trắc, điều tra, đánh giá tác động môi trường trên biển. Trong đó, có 1 đề xuất đo gió được chấp thuận, để phục vụ báo cáo nghiên cứu tính khả thi cho Dự án Nhà máy điện gió ngoài khơi Bến Tre.

Tổng công suất đề xuất là trên 100 GW; đề xuất có công suất nhỏ nhất là 0.5 GW; đề xuất có công suất lớn nhất là 6.0 GW; Tổng diện tích đề xuất khảo sát trên biển xấp xỉ 30,000km; một số đề xuất có diện tích khảo sát lên tới trên 3,000km.

Ngoài ra, theo thống kê chưa đầy đủ từ các địa phương có biển, có khoảng 40 đề xuất khảo sát điện gió ngoài khơi, 100% là của nhà đầu tư trong nước, có phạm vi vùng biển từ 6 hải lý trở vào thuộc thẩm quyền thẩm định, chấp thuận của UBND cấp tỉnh.

Tuy nhiên, các cơ quan, chuyên gia, nhà khoa học và một số nhà đầu tư cho ý kiến còn nhiều vướng mắc về pháp lý và kỹ thuật. Trong đó đáng chú ý là đến nay, vẫn chưa có quy định cụ thể về hồ sơ, tài liệu, trình tự, thủ tục, thời gian giải quyết việc chấp thuận việc đo đạc, quan trắc, điều tra, khảo sát, đánh giá tài nguyên biển. Bên cạnh đó, cũng chưa có quy định về diện tích khu vực biển chấp thuận cho sử dụng để khảo sát; chưa có quy định công suất điện gió tối đa cho một dự án phong điện là bao nhiêu; chưa có quy hoạch các vùng biển có tiềm năng và khả năng phát triển phong điện.

Với những khó khăn, vướng mắc nêu trên, Bộ TN&MT đề xuất Thủ tướng Chính phủ giải pháp tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong đó, đối với các vướng mắc về pháp lý thông qua việc bổ sung, điều chỉnh, sửa đổi Nghị định số 11/2021/NĐ-CP.

Đồng thời, trong thời gian xử lý, tháo gỡ các vướng mắc nêu trên, Bộ đề nghị Chính phủ xem xét tạm dừng việc thẩm định, chấp thuận về vị trí, ranh giới, diện tích, tọa độ, độ sâu, thời gian sử dụng khu vực biển cho đến khi Chính phủ ban hành Nghị quyết về hoạt động đo gió, quan trắc, điều tra, khảo sát địa chất, địa hình đánh giá tác động môi trường trên biển.

Trình tự thẩm định khung giá phát điện

a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ tính toán khung giá phát điện quy định tại Điều 11 Thông tư này, Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm kiểm tra chi tiết nội dung hồ sơ, tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ trình duyệt;

b) Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ, Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm gửi văn bản yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam bổ sung, sửa đổi hoặc giải trình làm rõ các nội dung trong hồ sơ trình duyệt.

c) Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ tính toán khung giá phát điện hợp lệ, Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm thẩm định khung giá phát điện theo phương pháp quy định tại Thông tư này.

d) Trường hợp cần thiết, Cục Điều tiết điện lực tổ chức lấy ý kiến tư vấn của chuyên gia độc lập hoặc lấy ý kiến đối với khung giá thông qua Hội đồng tư vấn do Bộ Công Thương quyết định thành lập.

Hội đồng tư vấn có tối đa 9 thành viên, trong đó có 01 chủ tịch, 01 phó chủ tịch, 01 thư ký, đại diện đơn vị có liên quan của Bộ Công Thương có trình độ chuyên môn phù hợp và am hiểu sâu trong lĩnh vực phát điện.

Chậm nhất 10 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định khung giá phát điện quy định tại khoản 4 Điều này, Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ trình Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt khung giá phát điện áp dụng cho các loại hình nhà máy nêu trên và thực hiện thủ tục công bố trên trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương và Cục Điều tiết điện lực.

Châu An

FILI

Các tin tức khác

>   Bộ Công Thương đề xuất điều chỉnh giá điện khi giá điện tính toán tăng từ 1% trở lên  (06/10/2022)

>   [Infographic] Bản đồ quy hoạch sân bay Việt Nam đến 2050 (06/10/2022)

>   Áp lực lạm phát, DN dệt may tìm cách ứng phó khi đơn hàng sụt giảm (06/10/2022)

>   Ai trả lãi 560 tỉ đồng phát sinh của dự án BOT Cai Lậy? (06/10/2022)

>   Vì sao Shopee, Lazada, Grab đồng loạt tuyên bố sắp hòa vốn, có lãi (06/10/2022)

>   Giải bài toán doanh nghiệp thiếu vốn: Giảm phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng (06/10/2022)

>   Đề xuất giá điện sinh hoạt mới: Cao nhất hơn 3.300 đồng/kWh (05/10/2022)

>   Kinh tế cất cánh cùng những đường băng: Từ câu chuyện thế giới (05/10/2022)

>   Central Retail muốn tăng gấp đôi số lượng đại siêu thị tại Việt Nam (05/10/2022)

>   Vỡ mộng gà đẻ trứng vàng vì dự án BOT 'chết yểu' (05/10/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật