Thứ Sáu, 07/10/2022 10:45

Financial Times: Đâu là 4 mối nguy đang đe dọa tới kinh tế thế giới?

Tuy cách xa gần 5,000 dặm với London, nhưng cú sụp của thị trường trái phiếu Chính phủ Anh trong tuần trước vẫn khiến ông Richard Fisher (cựu Chủ tịch Fed khu vực Dallas) phải nhăn mặt.

Ông Fisher từ lâu đã cảnh báo rằng việc duy trì chính sách tiền tệ siêu nới lỏng trong 10 năm sẽ tạo ra bức tranh tài chính bất ổn trong tương lai. Vì vậy, ông xem câu chuyện thị trường trái phiếu ở Anh không phải là một sự kiện riêng lẻ, mà là tín hiệu của một xu hướng mới.

“Chiến lược này luôn luôn diễn ra khi lãi suất gần mức 0% và mọi thứ diễn biến theo chiều hướng cực độ”, ông nói với CNBC. Vị chuyên gia này lưu ý cuộc khủng hoảng ở Anh “là một chỉ báo sớm cho thấy một số điều nguy hiểm đang gần kề”, vì nhà đầu tư và tổ chức đều đang dùng đòn bẫy quá cao và “nghĩ rằng lãi suất sẽ ở mức thấp mãi mãi”.

Nhiều tín hiệu nguy hiểm đã xuất hiện trong thời gian gần đây. Thị trường tài chính biến động cực kỳ mạnh, giới đầu tư cũng tỏ ra lo sợ và điều này không chỉ diễn ra ở Anh. Một chỉ số đo lường mức độ căng thẳng của Mỹ đã tăng lên đỉnh 2 năm.

Do đó, nhà đầu tư nên theo dõi tình hình sát sao để có động thái ứng phó phù hợp. Tờ Financial Times đã chỉ ra ít nhất 4 điểm nóng cần phải theo dõi.

Đầu tiên là tình hình của các quỹ đầu tư mở. Với các quỹ này, nhà đầu tư có quyền rút vốn tùy ý. Theo báo cáo của IMF, ngành quỹ đầu tư mở này hiện đang quản lý khối tài sản lên tới 41 ngàn tỷ USD.

Nhiều quỹ đầu tư mở được vận hành khá cẩn trọng. Tuy nhiên, một số quỹ đã bắt đầu chuyển sang các tài sản có thanh khoản kém để kiếm lãi lớn hơn. IMF trước đó cảnh báo nếu nhà đầu tư bắt đầu hoảng loạn, việc đầu tư vào các tài sản thanh khoản thấp có thể khiến thị trường tài sản biến động mạnh và đe dọa tới sự ổn định tài chính.

Xét cho cùng, thanh khoản cũng thường là nguồn gốc của nhiều cuộc rối loạn tài chính và lần này cũng không khác gì. Tuy nhiên, ngành này cần phải được theo dõi sát sao, nhất là khi dường như chẳng ai biết chính xác quy mô đầu tư vào các tài sản kém thanh khoản là bao nhiêu.

Vấn đề thứ hai là trái phiếu Chính phủ. Cú sụp của thị trường trái phiếu Anh trong tuần trước đến một phần từ hệ thống quỹ hưu trí ở Anh. Tuy nhiên, đó không phải là toàn bộ nguyên nhân. Vấn đề ở thị trường trái phiếu Chính phủ ở phương Tây là thanh khoản thường bốc hơi ngay khi xuất hiện sự căng thẳng. Một lý do có thể là các ngân hàng lớn không còn đóng vai trò nhà tạo lập thị trường vì quy định bị siết chặt hơn.

Vấn đề thanh khoản từng đẩy thị trường trái phiếu Chính phủ Mỹ cận kề thảm họa trong tháng 3/2020 và một số nhà quan sát lo ngại sự kiện này có thể lặp lại. Mặc dù các NHTW đang cố gắng khắc phục sự cố này nhưng không dễ.

Vấn đề thứ 3 là nhà ở. Như Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) chỉ ra trong báo cáo gần đây, thị trường bất động sản toàn cầu trông lạ lẫm khi xét theo các tiêu chuẩn lịch sử. Mối tương quan về giá cả giữa các khu vực đã tăng mạnh và giá nhà ở đã hồi phục nhanh bất ngờ sau đại dịch. Đáng chú ý hơn, giá nhà ở tiếp tục leo thang trong vài tháng trước, ngay khi làn sóng thắt chặt tiền tệ đã bắt đầu.

Tuy nhiên, trong vài tuần gần đây, lãi suất vay thế chấp kỳ hạn 30 năm ở Mỹ đã tăng vọt lên 6.75%, cao nhất kể từ năm 2006. Điều này nhiều khả năng sẽ gây áp lực lên giá nhà ở trong vài tuần tới.

Vấn đề cuối cùng là vốn tư nhân. So với các lần thắt chặt tiền tệ trước đó, điểm khác biệt nhất của lần này là phần lớn lượng tiền rẻ cũng chảy vào lĩnh vực vốn cổ phần tư nhân và các quỹ đầu tư mạo hiểm, chứ không chỉ chảy vào thị trường đại chúng.

Tuy nhiên, làm sao để theo dõi tác động từ các quỹ này khi chu kỳ tiền tệ quay sang thắt chặt. Chúng ta có thể thấy giá trái phiếu rác (junk bond) đã rớt mạnh trong thời gian gần đây, nhưng lại không thể theo dõi giá trị tài sản thật sự của các quỹ tư nhân.

Danh sách các điểm nóng trên đây có lẽ chưa phải là tất cả, chẳng hạn còn có thêm câu chuyện ở thị trường mới nổi. Trong bối cảnh các NHTW tiếp tục nâng lãi suất, dòng vốn cũng sẽ chuyển dịch. Nhà đầu tư nên chuẩn bị tâm lý đón chờ thêm điều bất ngờ trong thời gian tới.

Vũ Hạo (Theo Financial Times)

FILI

Các tin tức khác

>   Cuộc chiến năng lượng với Nga có thể khiến châu Âu tổn thất 1.600 tỷ euro (07/10/2022)

>   IMF: 1/3 nền kinh tế toàn cầu sẽ rơi vào suy thoái trong năm 2023 (07/10/2022)

>   Mỹ đau đầu vì gánh nặng nợ phình to (07/10/2022)

>   NHTW Anh: Các quỹ hưu trí đã gần sụp đổ trước khi NHTW can thiệp (06/10/2022)

>   Có gì trong gói trừng phạt thứ 8 Liên minh châu Âu áp đặt lên Nga? (06/10/2022)

>   Anh: Tiêu dùng yếu và lạm phát, hàng loạt doanh nghiệp đóng cửa (06/10/2022)

>   EU: Lạm phát cao kỷ lục, các nghiệp đoàn lên tiếng kêu gọi khẩn cấp, tránh thảm hoạ (06/10/2022)

>   Các CEO chuẩn bị cho suy thoái (06/10/2022)

>   Khủng hoảng bất động sản Trung Quốc làm giảm sản lượng xi măng toàn cầu (06/10/2022)

>   Nợ công của Mỹ đạt mức kỷ lục, vượt 31.000 tỷ USD (05/10/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật