Thứ Tư, 03/08/2022 06:55

Dầu khởi sắc trước thềm cuộc họp OPEC

Giá dầu tăng gần 1% vào ngày thứ Ba (02/8) trước khi diễn ra cuộc họp của các nhà sản xuất OPEC+ trong tuần này, sự kiện này có thể không khiến gia tăng nguồn cung dầu thô trong bối cảnh lo ngại về khả năng suy thoái toàn cầu có thể hạn chế nhu cầu năng lượng.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Ba, hợp đồng dầu Brent tiến 51 xu (tương đương 0.5%) lên 100.54 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI cộng 53 xu (tương đương 0.6%) lên 94.42 USD/thùng.

Cũng khiến giá dầu tăng nhẹ là dự báo của các nhà phân tích rằng dự trữ dầu thô tại Mỹ giảm khoảng 600,000 thùng trong tuần trước.

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh bao gồm Nga, được gọi chung là nhóm OPEC+, dự kiến nhóm họp vào ngày thứ Tư (03/8). 2/8 nguồn tin cho biết mức tăng nhẹ sản lượng có thể được thảo luận. Phần còn lại cho rằng khó có khả năng OPEC+ tăng sản lượng.

OPEC+ đã hạ dự báo đối với thặng dư thị trường dầu trong năm nay là 200,000 thùng/ngày xuống còn 800,000/thùng, Reuters đưa tin.

Cuộc xung đột Nga – Ukraine vào tháng 2/2022 đã làm gia tăng lo ngại về nguồn cung dầu toàn cầu và khiến giá đầu tăng vọt lên gần các mức cao kỷ lục. Tuy nhiên, với việc các ngân hàng trung ương nâng lãi suất để đối phó lạm phát, những lo ngại về tăng trưởng chậm lại đã làm lu mờ tình trạng khan hiếm nguồn cung.

Các cuộc thăm dò cho thấy các nhà máy trên khắp nước Mỹ, châu Âu và châu Á đã gặp khó khăn để lấy lại động lực trong tháng 7 khi nhu cầu toàn cầu suy giảm và các lệnh phong toả nghiêm ngặt về Covid-19 ở Trung Quốc đã làm chậm sản suất.

Cũng góp phần tạo ra rào cản trên thị trường là những lo ngại rằng chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đến Đài Loan sẽ làm leo thang căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc. Trung Quốc đặt quân đội trong tình trạng báo động cao và cho biết sẽ phát động “các hoạt động quân sự có mục tiêu” để đáp trả chuyến thăm.

Trong khi đó, Mỹ đã áp đặt các lệnh trừng phạt Trung Quốc và các công ty khác mà họ cho là đã giúp bán hàng chục triệu USD dầu và các sản phẩm hoá dầu của Iran sang Đông Á. Washington đang cố gây sức ép lên Tehran để kiềm chế chương trinh hạt nhân của nước này.

Các chuyên gia phân tích cho biết một thoả thuận hạt nhân với Iran có thể bổ sung thêm khoảng 1 triệu thùng/ngày dầu thô vào nguồn cung thế giới.

Trong khi đó, tại Venezuela, tình trạng mất điện làm gián đoạn nguồn cung cấp điện năng và khí đốt của nước này, qua đó ảnh hưởng đến xuất khẩu dầu trong tháng 7, giảm 27% so với tháng trước.

An Trần (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Dầu WTI sụt gần 5% (02/08/2022)

>   Giá xăng có thể giảm hơn 1.300 đồng/lít nếu không trích quỹ bình ổn (02/08/2022)

>   Giá xăng giảm gần 500 đồng/lít từ 15h ngày 1/8 (01/08/2022)

>   Giá gas giảm tiếp 18.000 đồng/bình 12 kg (31/07/2022)

>   Giá xăng ngày mai có thể giảm về 24.000 đồng/lít (31/07/2022)

>   Dầu giảm tháng thứ 2 liên tiếp bất chấp mức tăng trong phiên (30/07/2022)

>   Sản xuất và tiêu thụ xi măng sụt giảm (29/07/2022)

>   Dầu diễn biến trái chiều (29/07/2022)

>   G7 sẽ áp giá trần với dầu mỏ Nga muộn nhất là vào đầu tháng 12 (28/07/2022)

>   Dầu tăng hơn 2% khi dự trữ tại Mỹ giảm và Nga cắt giảm khí đốt sang châu Âu (28/07/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật