Thứ Năm, 28/07/2022 09:35

G7 sẽ áp giá trần với dầu mỏ Nga muộn nhất là vào đầu tháng 12

Các nước G7 gồm Mỹ, Canada, Nhật Bản, Đức, Pháp, Italy và Anh thông báo sẽ xem xét áp trần giá với dầu mỏ xuất khẩu của Nga để hạn chế doanh thu từ dầu mỏ của Moskva.

Ảnh minh họa (Nguồn: AFP/TTXVN)

Ngày 27/7, một quan chức cao cấp từ Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) cho biết nhóm này dự định sẽ triển khai cơ chế áp giá trần với dầu mỏ xuất khẩu của Nga muộn nhất là vào ngày 5/12 khi các biện pháp trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) cấm nhập khẩu dầu thô Nga có hiệu lực.

Theo quan chức giấu tên trên, với mục đích khớp với khung thời gian mà EU đã đặt ra, G7 muốn đảm bảo cơ chế trần giá sẽ có hiệu lực cùng lúc với các biện pháp trừng phạt của EU. Hồi tháng trước, các nước G7 gồm Mỹ, Canada, Nhật Bản, Đức, Pháp, Italy và Anh thông báo sẽ xem xét áp trần giá với dầu mỏ xuất khẩu của Nga để hạn chế doanh thu từ dầu mỏ của Moskva.

Hiện G7 đang nỗ lực thuyết phục Trung Quốc và Ấn Độ cùng tham gia cơ chế này trong bối cảnh hai thị trường lớn của thế giới đều đang mua dầu thô Nga với giá ưu đãi.

G7 dự kiến sẽ công bố mức giá trần mà nhóm này áp dụng với dầu mỏ xuất khẩu từ Nga để các nước khác có thể tham khảo trong đàm phán giá với Moskva. Quan chức giấu tên cũng cho biết Trung Quốc và Ấn Độ bày tỏ quan tâm tới ý tưởng giúp giảm chi phí nhập khẩu dầu trong bối cảnh các chính phủ thường trợ cấp một phần giá xăng dầu bán lẻ và lạm phát đang tăng mạnh.

G7 muốn tập hợp một liên minh các nước nhập khẩu cùng áp dụng một mức giá trần với dầu thô xuất khẩu của Nga. Mức giá này phải vừa đảm bảo cao hơn chi phí sản xuất tại Nga để khuyến khích Moskva duy trì sản lượng nhưng vẫn phải thấp hơn mức giá thị trường đang quá cao hiện nay.

Trước đó, trong một cuộc họp báo ngày 22/7, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga Elvira Nabiullina tuyên bố Moskva sẽ không cung cấp dầu cho các quốc gia quyết định áp đặt giá trần đối với dầu mỏ của nước này./.

Lê Ánh

Vietnam+

Các tin tức khác

>   Dầu tăng hơn 2% khi dự trữ tại Mỹ giảm và Nga cắt giảm khí đốt sang châu Âu (28/07/2022)

>   Kế hoạch 'nóng' cho mùa Đông lạnh (27/07/2022)

>   Dầu giảm khi Mỹ sắp giải phóng dầu từ kho dự trữ chiến lược (27/07/2022)

>   Giá xăng dầu kỳ tới có thể giảm tiếp (27/07/2022)

>   Nga giảm công suất vận chuyển dầu khí qua Nord Stream 1 xuống 20% (26/07/2022)

>   Bộ Công Thương dự tính giá xăng có thể về 24.000 đồng/lít (26/07/2022)

>   Chính phủ giao Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất giảm các loại thuế, phí liên quan đến xăng dầu (26/07/2022)

>   Dầu tăng nhờ lo ngại nguồn cung, đồng USD suy yếu (26/07/2022)

>   Giá xăng giảm mạnh (23/07/2022)

>   Nga khẳng định không cung cấp dầu cho các quốc gia áp giá trần (23/07/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật