Dầu giảm tháng thứ 2 liên tiếp bất chấp mức tăng trong phiên
Giá dầu tăng vào ngày thứ Sáu (29/7) khi sự chú ý đổ dồn vào cuộc họp của OPEC+ trong tuần tới và kỳ vọng rằng sẽ đánh tan hy vọng của Mỹ về việc gia tăng nguồn cung.
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu, hợp đồng dầu Brent giao tháng 9, hết hạn vào ngày thứ Sáu, tăng 2.89 USD lên 110.03 USD/thùng. Hợp đồng dầu Brent giao tháng 10 tiến 2.30 USD lên 104.13 USD/thùng.
Hợp đồng dầu WTI cộng 3.4% lên 99.67%.
Tuy nhiên, cả 2 hợp đồng dầu Brent và dầu WTI đều ghi nhận tháng suy giảm thứ 2 liên tiếp, lần lượt giảm 4.6% và 6.8%.
Đồng USD suy yếu và cổ phiếu khởi sắc cũng mang đến hỗ trợ cho giá dầu vào ngày thứ Sáu. Đồng USD suy yếu làm giá dầu trở nên ít đắt đỏ hơn đối với người mua sử dụng những đồng tiền khác.
Chứng khoán toàn cầu, vốn thường di chuyển song song với giá dầu, đã tăng với hy vọng chính sách thắt chặt tiền tệ của Mỹ sẽ bớt quyết liệt hơn so với dự báo ban đầu sau những số liệu tăng trưởng gây thất vọng.
Hợp đồng dầu Brent tháng giao ngay đang bán với mức phí tăng lên so với những tháng giao sau, một cấu trúc thị trường được gọi là bù hoãn bán (backwardation), cho thấy nguồn cung hiện tại khan hiếm.
Chuyên gia phân tích Carsten Fritsch của Commerzbank nhận định: “Thị trường dầu ở châu Âu đang khan hiếm hơn thị trường Mỹ, điều này cũng được phản ánh qua đường cong kỳ hạn dầu Brent giảm mạnh”.
Yếu tố chi phối chính sẽ là cuộc họp tiếp theo của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh do Nga dẫn đầu, được gọi chung là nhóm OPEC+, sẽ nhóm họp vào ngày 03/8.
Các nguồn tin của OPEC+ cho biết nhóm sẽ xem xét không thay đổi sản lượng dầu trong tháng 9, với 2 nguồn tin của OPEC+ cho biết mức tăng nhẹ sẽ được đưa ra thảo luận.
Quyết định không nâng sản lượng sẽ khiến Mỹ thất vọng sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden có chuyến thăm Ả-rập Xê-út trong tháng này với hy vọng đạt được một thoả thuận bổ sung nguồn cung.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng OPEC+ sẽ khó thúc đẩy nguồn cung, do nhiều nhà sản xuất đang gặp khó khăn trong việc đáp ứng hạn ngạch sản xuất.
An Trần (theo CNBC)
FILI
|