Thứ Bảy, 02/07/2022 09:15

Công cụ theo dõi GDP của Fed báo hiệu Mỹ có thể đang trong suy thoái

Một công cụ theo dõi tăng trưởng kinh tế của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chỉ ra nhiều khả năng kinh tế Mỹ đã bước vào suy thoái, ít nhất là về mặt kỹ thuật.

Hầu hết các chuyên gia Phố Wall ngày càng cho rằng có khả năng kinh tế tăng trưởng âm trong thời gian tới, nhưng ít nhất phải đến năm 2023 điều này mới diễn ra.

Tuy nhiên, công cụ GDPNow của Fed khu vực Atlanta – vốn theo dõi dữ liệu kinh tế theo thời gian thực và điều chỉnh liên tục – cho thấy GDP quý 2 giảm 2.1%. Cộng với đợt giảm 1.6% của quý 1/2022, kinh tế Mỹ đã rơi vào suy thoái trên phương diện kỹ thuật.

“Càng gần tới ngày công bố ước tính GDP quý 2 (28/07), GDPNow càng chính xác hơn”, Nicholas Colas, đồng sáng lập của DataTrek Research, nhận định. Tuần này, dữ liệu cho thấy chi tiêu tiêu dùng suy yếu mạnh hơn.

Một thay đổi lớn trong quý này là việc Fed nâng mạnh lãi suất. Trong một nỗ lực kìm hãm lạm phát, Fed đã nâng lãi suất 1.5 điểm phần trăm kể từ tháng 3/2022, với khả năng NHTW sẽ tiếp tục nâng lãi suất cho tới hết năm và có lẽ sẽ kéo dài sang năm 2023.

Các quan chức Fed lạc quan cho rằng họ sẽ kiểm soát được lạm phát mà không đẩy nền kinh tế vào suy thoái. Tuy nhiên, trước đó trong tuần này, Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết việc kéo giảm lạm phát là nhiệm vụ quan trọng nhất tại thời điểm này.

Tại một hội thảo trước đó, ông Powell cho biết: “Chúng tôi hoàn toàn hiểu được nỗi đau mà người dân đang phải gánh chịu vì lạm phát cao hơn. Chúng tôi có đủ công cụ và quyết tâm để kiểm soát lạm phát. Chúng tôi cam kết và sẽ thành công trong việc kéo giảm lạm phát xuống 2%. Quá trình này nhiều khả năng sẽ gây ra tác động tiêu cực, nhưng điều tồi tệ hơn sẽ là không thể giải quyết được lạm phát”.

Liệu kinh tế có chuyển sang suy thoái hay chưa thì vẫn chưa biết. Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia (NBER) lưu ý rằng 2 quý có tăng trưởng âm liên tiếp không hẳn là suy thoái.

Dĩ nhiên, công cụ của Fed Atlanta có thể rất biến động theo mỗi thông tin được công bố. Tuy nhiên, Colas lưu ý rằng mô hình GDPNow ngày càng đúng hơn khi càng về gần cuối quý.

“Kết quả quá khứ của GDPNow rất tốt”, ông nói. “Kể từ khi Fed Atlanta lần đầu chạy mô hình này trong năm 2011, sai lệch trung bình của mô hình này chỉ là -0.3 điểm. Từ năm 2011-2019 (loại trừ những biến động kinh tế vì đại dịch), sai lệch gần như bằng 0”.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Nguy cơ lạm phát bao phủ kinh tế toàn cầu (02/07/2022)

>   Lạm phát tại Eurozone lập kỷ lục mới 8.6% (01/07/2022)

>   Kinh tế thế giới sẽ đón nhận gì từ lập trường “diều hâu” của Fed? (01/07/2022)

>   Các nước đánh thuế bất động sản ra sao? (01/07/2022)

>   Vì sao kinh tế Mỹ khó thoát suy thoái? (01/07/2022)

>   Kinh tế Trung Quốc phục hồi sau khi nới lỏng biện pháp chống dịch (30/06/2022)

>   Chủ tịch Powell: Fed phải chấp nhận rủi ro suy thoái cao hơn để chống lạm phát (30/06/2022)

>   G7 sẽ ngăn Nga thu lợi từ dầu thô thế nào (30/06/2022)

>   Ngân hàng Thế giới khuyên Thái Lan nâng lãi suất để chống lạm phát (30/06/2022)

>   Khủng hoảng năng lượng gây hỗn loạn ở châu Á như thế nào? (29/06/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật