Thứ Năm, 30/06/2022 13:21

Kinh tế Trung Quốc phục hồi sau khi nới lỏng biện pháp chống dịch

Sau 3 tháng suy giảm, chỉ số Quản lý thu mua (PMI) trong lĩnh vực không liên quan đến sản xuất, thước đo chính về hoạt động của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đã vượt dự báo và tăng lên 54,7 điểm.

Công nhân làm việc tại một máy lắp ráp ở Bắc Kinh, Trung Quốc. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo số liệu chính thức của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) công bố ngày 30/6, các hoạt động sản xuất và dịch vụ của nước này đã phục hồi trong tháng Sáu, sau khi nhà chức trách nới lỏng các biện pháp hạn chế liên quan đến COVID-19 tại các thành phố lớn như Thượng Hải và Bắc Kinh.

Sau 3 tháng suy giảm, chỉ số Quản lý thu mua (PMI) trong lĩnh vực không liên quan đến sản xuất, thước đo chính về hoạt động của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đã vượt dự báo và tăng lên 54,7 điểm trong tháng Sáu.

Số liệu này có sự cải thiện lớn so với mức 47,8 điểm trong tháng Năm. Đây là lần đầu tiên kể từ tháng Hai, chỉ số này cao hơn 50 điểm, qua đó phản ánh xu hướng tăng trưởng.

Theo chuyên gia của NBS, trong bối cảnh công tác kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh có dấu hiệu cải thiện, chính phủ đẩy nhanh việc triển khai gói chính sách nhằm bình ổn kinh tế, xu hướng phục hồi của kinh tế Trung Quốc đang trên đà tăng tốc.

Cụ thể, hoạt động kinh doanh của của các lĩnh vực công nghiệp bị ảnh hưởng nặng bởi đại dịch COVID-19 như vận tải hàng không, đường sắt đã mạnh lên trong tháng Sáu.

Sản xuất, nhu cầu và thời gian giao hàng đều cải thiện rõ rệt. Chỉ số PMI trong lĩnh vực sản xuất đã tăng lên 50,2 điểm, đúng như kỳ vọng của các nhà phân tích, cao hơn so với mức 49,6 điểm trong tháng Năm.

Chỉ số phụ về sản xuất tăng 3,1 điểm % so với tháng trước lên 52,8 điểm, trong khi chỉ số phụ về đơn hàng mới tăng 2,2 điểm % lên 50,4 điểm.

Trung Quốc hiện là nền kinh tế lớn duy nhất trên thế giới vẫn theo đuổi chiến lược "Zero COVID" thông qua việc áp đặt các lệnh phong tỏa nghiêm ngặt và xét nghiệm quy mô lớn nhằm đẩy lui dịch bệnh.

Công ty Moody's Analytics nhận định sẽ mất thời gian để sản xuất phục hồi lại như bình thường, khi tình trạng thiếu hụt lao động làm chậm lại hoạt động sản xuất tại một số nhà máy, ngành logistics phải chịu nhiều áp lực do vận chuyển hàng hóa tại các cảng lớn đều đang bị ùn tắc./.

Đặng Ánh

Vietnam+

Các tin tức khác

>   Chủ tịch Powell: Fed phải chấp nhận rủi ro suy thoái cao hơn để chống lạm phát (30/06/2022)

>   G7 sẽ ngăn Nga thu lợi từ dầu thô thế nào (30/06/2022)

>   Ngân hàng Thế giới khuyên Thái Lan nâng lãi suất để chống lạm phát (30/06/2022)

>   Khủng hoảng năng lượng gây hỗn loạn ở châu Á như thế nào? (29/06/2022)

>   Hàng loạt quan chức Fed ủng hộ nâng lãi suất 75 điểm cơ bản vào tháng 7 (29/06/2022)

>   Sức mạnh kinh tế của Trung Quốc thay đổi thế nào 20 năm qua? (29/06/2022)

>   Nữ đầu tư đại tài Cathie Wood: Mỹ đã rơi vào suy thoái (29/06/2022)

>   Moody’s tuyên bố Nga vỡ nợ trái phiếu nước ngoài (28/06/2022)

>   Mỹ nâng thuế nhập khẩu với một số hàng hóa Nga lên 35% (28/06/2022)

>   Kinh tế giảm tốc, các nhà máy thép ở Trung Quốc lâm “cơn bĩ cực” (28/06/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật