Thứ Sáu, 03/06/2022 08:46

Chuyên gia nói gì về phiên ATC gây bão?

Diễn biến bất thường trong ATC khiến các nhà đầu tư có ác cảm và muốn bỏ phiên khớp lệnh định kỳ này.

Phiên khớp lệnh định kỳ là phương thức giao dịch được thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán tại một thời điểm xác định. Trên sàn HOSE, giao dịch khớp lệnh được ra gồm khớp lệnh định kỳ mở cửa (ATO) với thời gian từ 9h00 đến 9h15, khớp lệnh liên tục (9h15 - 11h30 và 13h00 - 14h30), khớp lệnh định kỳ đóng cửa (ATC, 14h30 - 14h45).

Đáng chú ý, mức giá thiết lập trong phiên ATC được xác định là giá đóng cửa của cổ phiếu.

Trong những “cú sập” của thị trường gần đây (tháng 4/2022), phiên ATC luôn được xem là “tội đồ”, trở thành lời giải thích cho nhịp giảm. Diễn biến bất ngờ trong phiên giao dịch ATC khiến nhà đầu tư luôn quan tâm. Trên các diễn đàn, hội nhóm về đầu tư chứng khoán, những phiên tăng giảm mạnh về cuối phiên luôn được bàn luận sôi nổi.

Ngoài ra, diễn biến bất thường trong ATC của nhóm VN30 ở các phiên đáo hạn hợp đồng tương lai càng khiến nhà đầu tư ác cảm với phiên khớp lệnh đinh kỳ này.

Trong chương trình Bí mật đồng tiền, các chuyên gia cũng đã thể hiện quan điểm liên quan tới phiên khớp lệnh ATC.

Ông Phạm Lưu Hưng - Kinh tế trưởng Chứng khoán SSI chia sẻ quan điểm của mình rằng: "Nếu đứng ở vai một nhà đầu tư thông thường, các phiên ATOATC sử dụng để xác định mức giá đóng cửa và giá mở cửa khá là quan trọng. Trước đây, chúng ta có các biện pháp khác như là tính giá trung bình trên sàn HNX nhưng lại không quá hiệu quả. Sau đó, chúng ta cần bỏ ra khoảng 15 phút để tập hợp các lệnh trong cùng một thời điểm, mới xác định mức giá chính xác, không bị 'gây nhiễu'”.

Ông Phạm Lưu Hưng - Kinh tế trưởng Chứng khoán SSI

Theo ông Hưng, hệ thống giám sát của UBCKNN đã khá tốt có thể kiểm tra bất cứ lệnh nào hàng ngày, hàng giờ để phát hiện bất thường hoàn toàn có đủ phương tiện để kiểm soát việc ai đó sử dụng hai phiên ATOATC để can thiệp vào mức giá đóng cửa và mở cửa của thị trường. Chúng ta có đủ phương tiện để kiểm soát chứ không nhất thiết phải bỏ các phiên đó.

Trong một số khác của chương trình Bí mật đồng tiền, ông Hoàng Thanh Tùng - CEO CTCP Đầu tư Finpros cho rằng không phải tất cả thị trường đều sử dụng phiên ATC. Một số thị trường kết thúc bằng chính mức giá đóng cửa. Nhưng phiên ATC lại có điểm hay đó chính là phiên đấu giá mà mọi nhà đầu tư đều tham gia vào.

Ông Hoàng Thanh Tùng - CEO CTCP Đầu tư Finpros

Về mặt lý thuyết, phiên ATC giúp định giá chính xác hơn là việc đột nhiên kết thúc ví dụ như 14h45. Giá tương đối chuẩn hơn. Nhưng trên thực tế phiên ATC hay xảy ra một số hiện tượng lạ.

Theo ông Tùng, phiên đấu giá nên là phiên ATO. Nhiều thị trường thường tạo phiên ATO và không có phiên ATC vì khi mở cửa không biết giá bao nhiêu, nhà đầu tư có một phiên đấu giá trước để mở cửa thị trường.

Tháng 5/2022, để hạn chế khả năng tác động giá từ TTCK phái sinh lên TTCK cơ sở, UBCKNN đã chấp thuận cho VSD ban hành Quy chế ký quỹ, bù trừ và thanh toán chứng khoán phái sinh mới. Trong đó, một trong những điểm đáng chú ý là điều chỉnh giá thanh toán cuối cùng của hợp đồng tương lai chỉ số VN30.

Giá thanh toán cuối cùng sẽ là giá trị trung bình số học giản đơn của chỉ số VN30 trong 30 phút cuối cùng của ngày đáo hạn (bao gồm 15 phút khớp lệnh liên tục và 15 phút khớp lệnh định kỳ đóng cửa) sau khi đã loại trừ đi 3 mức giá trị chỉ số cao nhất và 3 mức giá trị chỉ số thấp nhất của phiên khớp lệnh liên tục, thay vì chỉ lấy giá trị chỉ số VN30 phiên khớp lệnh định kỳ đóng cửa như cách tính trước đây.

Dự kiến sản phẩm hợp đồng tương lai (HĐTL) chỉ số VN30 đầu tiên áp dụng phương pháp tính giá cuối cùng là VN30F2206 đáo hạn vào ngày 16/06/2022.

Chí Kiên

FILI

Các tin tức khác

>   Chứng khoán tháng 6: Nên phòng thủ hay tấn công? (02/06/2022)

>   Góc nhìn 02/06: VN-Index hồi phục hướng về vùng 1,350-1,370? (01/06/2022)

>   Góc nhìn 01/06: Hướng về vùng 1,350-1,370 điểm? (31/05/2022)

>   VNDirect: Thị trường chứng khoán kỳ vọng tiếp tục hồi phục trong tháng 6 (31/05/2022)

>   Góc nhìn 31/05: Thử thách ngưỡng 1,300 (30/05/2022)

>   TCB, LPB, SIP có xứng đáng nắm giữ dài hạn? (30/05/2022)

>   Góc nhìn tuần 30/05 - 03/06: Dòng tiền đã tự tin hơn? (29/05/2022)

>   Chuyên gia SSI nói gì về tỷ trọng tiền mặt khủng của quỹ VEIL (27/05/2022)

>   Vốn ngoại đang chờ TTCK Việt Nam được nâng hạng (27/05/2022)

>   “Con bò” đã quay lại với VN-Index? (27/05/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật