Thứ Năm, 30/06/2022 11:02

Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng đối với xăng dầu

Thông tin mới đây từ Bộ Tài chính cho biết, Bộ đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề xuất phương án giảm thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với xăng và giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với xăng dầu nhằm góp phần giảm giá mặt hàng này, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.

Xăng dầu đang ở mức cao kỷ lục, tác động tăng giá nhiều hàng hóa, dịch vụ. Ảnh: TL.

Như vậy, cùng với giải pháp điều chỉnh giảm mức thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với nhóm xăng, dầu, mỡ nhờn xuống mức sàn trong khung thuế đến hết 31/12/2022 và giải pháp điều chỉnh giảm mức thuế suất MFN, Bộ Tài chính tiếp tục đề xuất thêm các giải pháp về thuế để góp phần giảm giá xăng dầu.

Gần đây nhất, Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh mức thuế BVMT đối với nhóm xăng, dầu, mỡ nhờn xuống mức sàn trong khung thuế đến hết 31/12/2022. Theo đó giảm từ 700 - 1.000 đồng/lít xăng, dầu tùy loại.

Bộ Tài chính ước tính, trường hợp Nghị quyết được ban hành trong tháng 7/2022 và có hiệu lực từ ngày 1/8/2022 thì ước giảm thu NSNN (đã bao gồm cả phần giảm thuế GTGT) là khoảng 7.000 tỷ đồng. Nếu tính cả phần ước giảm thu NSNN theo Nghị quyết 18/2022/UBTVQH15 (khoảng 2.661 tỷ đồng/tháng) thì tổng giảm thu NSNN bình quân một tháng ước khoảng 4.061 tỷ đồng/tháng và cả năm là khoảng 20.305 tỷ đồng.

Ngoài ra, nhằm thúc đẩy đa dạng hóa nguồn cung nhập khẩu xăng và nhằm góp phần giảm chi phí nhập khẩu mặt hàng này, Bộ Tài chính đã đề xuất giảm thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) đối với xăng từ 20% xuống còn 12%.

Theo Bộ Tài chính, cần thiết phải giảm thuế suất thuế nhập khẩu MFN xuống còn 12% đối với mặt hàng xăng để đa dạng hóa nguồn cung xăng dầu tránh bị động bởi phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ Hàn Quốc và ASEAN.

Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, việc tiếp tục đề xuất giảm thuế đối với xăng dầu của Bộ Tài chính, người dân sẽ được hưởng lợi trực tiếp. Việc giảm thuế sẽ góp phần giảm giá các mặt hàng này, từ đó góp phần giảm trực tiếp chi phí của người dân cũng như giảm các chi phí gián tiếp từ các sản phẩm tiêu dùng khác.

Điều này càng có ý nghĩa hơn khi lạm phát đang có chiều hướng gia tăng, ảnh hưởng tới đời sống của người dân. Do xăng dầu tăng liên tục và hiện đang ở mức cao nhất trong lịch sử, nên đã hình thành một mặt bằng giá mới, nhiều loại hàng hóa, dịch vụ đã tăng từ 5-10%, có loại tăng cao từ 25-30%, đã tác động xấu tới đời sống của người dân, đặc biệt là nhóm yếu thế, người nghèo và người có thu nhập thấp./.

Minh Anh

TBTCVN

Các tin tức khác

>   Dầu đứt mạch 3 phiên tăng liên tiếp (30/06/2022)

>   Vì sao phương Tây khó áp giá trần với dầu Nga? (29/06/2022)

>   Dầu tăng 3 phiên liên tiếp (29/06/2022)

>   Giá xăng có thể giảm trong vài ngày tới? (28/06/2022)

>   Mỹ muốn áp trần giá lên dầu Nga để "lợi cả đôi đường" (28/06/2022)

>   Dầu tăng chờ tin từ cuộc họp G7 (28/06/2022)

>   Tranh cãi về việc bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu (27/06/2022)

>   Người tiêu dùng mong bỏ thuế TTÐB với xăng dầu, sao Bộ Tài chính chần chừ? (25/06/2022)

>   Dầu tăng hơn 3 USD nhưng vẫn ghi nhận 2 tuần giảm liên tiếp (25/06/2022)

>   Vì sao giá dầu lao dốc? (24/06/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật