Thứ Năm, 30/06/2022 07:00

Dầu đứt mạch 3 phiên tăng liên tiếp

Giá dầu suy giảm vào ngày thứ Tư (29/6) với những lo ngại về tình trạng khan hiếm nguồn cung không đủ lấn át những lo ngại về nền kinh tế toàn cầu suy thoái.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Tư, hợp đồng dầu Brent lùi 1.46% xuống 116.26 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI mất 1.77% còn 108.78 USD/thùng.

Cả 2 hợp đồng dầu đều tăng hơn 2% vào ngày 28/6 do lo ngại về tình trạng nguồn cung khan  hiếm do các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga đã lấn át những lo ngại rằng nhu cầu có thể giảm vì khả năng suy thoái trong tương lai.

Ả-rập Xê-út và Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) được xem là 2 thành vên duy nhất thuộc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) có đủ năng lực để bù đắp nguồn cung bị mất của Nga.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết trong tuần này ông sẽ trao đổi với các quốc gia sản xuất này đấu tranh để gia tăng sản lượng.

Hiroyuki Kikukawa, Tổng giám đốc bộ phận nghiên cứu tại Nissan Securities, nhận định: “Nhà đầu tư đã điều chỉnh vị thế, tuy nhiên, kỳ vọng tích cực rằng Ả-rập Xê-út và UAE sẽ không thể tăng sản lượng đáng kể để đáp ứng nhu cầu phục hồi, sẽ thúc đẩy giá nhiên liệu gia tăng”.

OPEC và OPEC+, bao gồm các đồng minh như Nga, bắt đầu cuộc họp diễn ra trong 2 ngày vào ngày thứ Tư, với nhiều nguồn tin cho biết cơ hội thay đổi chính sách lớn là không có khả năng trong tháng này.

Ông Kikukawa cũng cho biết: “Giá dầy có thể giữ trên mức 110 USD/thùng, cũng do lo nagị về khả năng gián đoạn nguồn cung vì các cơn bão khi Mỹ bước vào mùa hè”.

Các chuyên gia phân tích cũng cảnh báo rằng tình hình bất ổn ở Ecuador và Libya có thể làm trầm trọng thêm tình trạng khan hiếm nguồn cung.

An Trần (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Vì sao phương Tây khó áp giá trần với dầu Nga? (29/06/2022)

>   Dầu tăng 3 phiên liên tiếp (29/06/2022)

>   Giá xăng có thể giảm trong vài ngày tới? (28/06/2022)

>   Mỹ muốn áp trần giá lên dầu Nga để "lợi cả đôi đường" (28/06/2022)

>   Dầu tăng chờ tin từ cuộc họp G7 (28/06/2022)

>   Tranh cãi về việc bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu (27/06/2022)

>   Người tiêu dùng mong bỏ thuế TTÐB với xăng dầu, sao Bộ Tài chính chần chừ? (25/06/2022)

>   Dầu tăng hơn 3 USD nhưng vẫn ghi nhận 2 tuần giảm liên tiếp (25/06/2022)

>   Vì sao giá dầu lao dốc? (24/06/2022)

>   Hạ nhiệt giá xăng dầu: Nên giảm thuế tiêu thụ đặc biệt (24/06/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật