Thứ Ba, 28/06/2022 08:10

Dầu tăng chờ tin từ cuộc họp G7

Giá dầu tăng trong phiên biến động ngày thứ Hai (27/6), khi nhà đầu tư chờ đợi bất kỳ động thái nào chống lại xuất khẩu dầu khí của Nga, có thể được đưa ra từ cuộc họp lãnh đạo các quốc gia G7 ở Đức.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Hai, hợp đồng dầu Brent tiến 1.74% lên 115.09 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI cộng 1.95 USD (tương đương 1.8%) lên 109.57 USD/thùng.

Triển vọng nguồn cung ngày càng khan hiếm xuất hiện trên thị trường khi chính phủ các quốc gia phương Tây tìm cách hạn chế khả năng Nga tài trợ cho cuộc chiến ở Ukraine, mặc dù các lãnh đạo nhóm G7 cũng dự kiến sẽ thảo luận về việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran, điều này có thể dẫn đến xuất khẩu dầu nhiều hơn từ thành viên Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC).

Nhóm các quốc gia giàu có vào ngày thứ Hai tuyên bố sẽ sát cánh với Ukraine “chừng nào còn có thể”, hứa hẹn sẽ đóng băng tài chính của Nga bằng các biện pháp trừng phạt mới bao gồm đề xuất giới hạn giá dầu Nga.

Chuyên gia tư vấn Andrew Lipow cho biết: “Tôi nghĩ nếu họ áp dụng giới hạn giá mua bán dầu Nga, tôi rất khó hình dung điều này sẽ được thực hiện như thế nào, đặc biệt khi Trung Quốc và Ấn Độ trở thành những khách hàng lớn nhất của Nga”.

Cả 2 hợp đồng dầu thô đều ghi nhận 2 tuần giảm liên tiếp trong tuần trước, khi động thái nâng lãi suất ở các nền kinh tế chủ chốt đã củng cố đồng USD và làm dấy lên lo ngại về khả năng suy thoái toàn cầu.

Những lo ngại về suy thoái và dự báo nâng lãi suất mạnh hơn đã dẫn đến biến động và e ngại rủi ro trên các thị trường hợp đồng tương lai, với một số nhà đầu tư năng lượng rút lui, trong khi giá dầu thô giao ngay vẫn tăng mạnh do nhu cầu cao và nguồn cung suy giảm.

Hiện tại, những lo lắng về áp lực nguồn cung đã lấn át những lo ngại về tăng trưởng kinh tế.

Các thành viên OPEC và các đồng minh bao gồm Nga, gọi chung là nhóm OPEC+, có thể sẽ bám sát kế hoạch nâng sản lượng từ từ vào tháng 8 khi nhóm họp vào ngày 30/6.

Nhóm OPEC+ cũng đã hạ dự báo thặng dư thị trường dầu trong năm 2022 từ 1.4 triệu thùng/ngày trước đó xuóng còn 1 triệu thùng/ngày, Reuters đưa tin.

Thành viên OPEC Libya vào ngày thứ Hai cho biết có thể phải tạm dừng xuất khẩu trong khu vực Vịnh Sirte trong vòng 72 giờ trong bối cảnh tình hình bất ổn khiến sản xuất hạn chế.

Thêm vào khó khăn cho nguồn cung, Ecuador cũng cho biết có thể ngừng sản xuất dầu hoàn toàn trong vòng 47 giờ trong bối cảnh các cuộc biểu tình chống chính phủ.

An Trần (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Tranh cãi về việc bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu (27/06/2022)

>   Người tiêu dùng mong bỏ thuế TTÐB với xăng dầu, sao Bộ Tài chính chần chừ? (25/06/2022)

>   Dầu tăng hơn 3 USD nhưng vẫn ghi nhận 2 tuần giảm liên tiếp (25/06/2022)

>   Vì sao giá dầu lao dốc? (24/06/2022)

>   Hạ nhiệt giá xăng dầu: Nên giảm thuế tiêu thụ đặc biệt (24/06/2022)

>   Dầu tiếp tục giảm do lo ngại Fed nâng lãi suất sẽ làm giảm nhu cầu (24/06/2022)

>   Tổng thống Mỹ đề xuất tạm đình chỉ thuế nhiên liệu trong 3 tháng (23/06/2022)

>   Phải làm gì để "ghìm cương con ngựa bất kham" xăng dầu? (23/06/2022)

>   Bộ Tài chính đề nghị chưa giảm thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng (23/06/2022)

>   Dầu WTI  giảm 3% do lo ngại kinh tế Mỹ suy thoái (23/06/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật