Thứ Ba, 21/06/2022 09:00

Áp lực lên mặt bằng lãi suất Việt Nam trong thời gian tới rất lớn

Đa phần các chuyên gia đều dự báo mặt bằng lãi suất trong thời gian tới sẽ chịu nhiều áp lực sau động thái Fed tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản.

Sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất thêm 0.75 điểm phần trăm, cũng là mức tăng lớn nhất từ năm 1994 trở lại đây thì một loạt các nước đã tăng lãi suất bám sát mức tăng của Fed, tăng từ 0.5-1 điểm phần trăm. Có thể thấy Fed tăng lãi suất ảnh hưởng đến dòng vốn toàn cầu. Trong đó, chỉ số USD-Index dao động từ 103-105 điểm, tăng từ 9-10% so với cuối năm 2021, dẫn đến hàng loạt các đồng tiền khác trên thế giới mất giá rất mạnh như Thái Bath và đồng đô la Đài Loan lần lượt mất giá 7.33%, 5%, Yên Nhật mất giá 14.6%...

Trong bối cảnh đó, tại họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm 2022 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chiều 18/06, ông Phạm Chí Quang - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ nhận định mặt bằng lãi suất huy động và cho vay tại Việt Nam chỉ tăng rất nhẹ 0.09% và đồng Việt Nam chỉ mất giá nhẹ khoảng 2% cho thấy NHNN đã thực hiện đúng theo tôn chỉ, bám sát kiên định ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và hỗ trợ phục hồi kinh tế sau COVID-19.

Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ cũng đánh giá áp lực về mặt lãi suất và tỷ giá tại Việt Nam sẽ rất lớn trong thời gian tới với lạm phát toàn cầu tăng nhanh.

Ông Hoàng Công Tuấn - Trưởng Bộ phận Nghiên cứu Kinh tế vĩ mô Công ty Chứng khoán MB (MBS) cho biết chênh lệch giữa mặt bằng lãi suất của Việt Nam và mặt bằng lãi suất của Mỹ sẽ co hẹp lại.

Lãi suất của Việt Nam, trước áp lực của USD lên VND, tức là tỷ giá USD/VND sẽ chịu áp lực lớn hơn so với năm trước. Thế thì áp lực lạm phát vẫn sẽ duy trì ở mức cao, NHNN đã hết sức thận trọng thời gian qua.

Động thái đầu tiên là NHNN đã nhắc nhở các ngân hàng thương mại trong việc gia tăng tín dụng hợp lý để đảm bảo cân đối vĩ mô, không gây áp lực lên cung tiền quá nhiều. Bản chất là các áp lực từ trước đến nay đã phản ánh vào góc nhìn điều hành của NHNN thời điểm đó, có nghĩa là xu hướng điều hành không còn thả lỏng nữa mà là thắt chặt, tăng trưởng tín dụng cũng bắt đầu có xu hướng giảm.

“Trong thời gian tới áp lực sẽ tăng lên vì đây không phải là lần cuối Fed tăng lãi suất được dự báo có thể tăng thêm lần nữa vào tháng 7 và tháng 9, tháng 10. Khi Fed tăng lãi suất như vậy, nếu áp lực tăng lên tỷ giá và lạm phát vẫn duy trì ở mức cao thì NHNN sẽ có thể điều hành chính sách tiền tệ ở mức độ hạn chế nới room tín dụng cho các ngân hàng thương mại. Việc tăng lãi suất điều hành sẽ vào khoảng 0.25%”, ông Tuấn chia sẻ thêm.

TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV việc tăng lãi suất của Fed sẽ làm cho mặt bằng lãi suất trong nước có xu hướng tăng lên khiến chi phí vay vốn mới và nghĩa vụ trả nợ bằng đồng USD tăng.

Nhóm nghiên cứu cũng cho rằng việc Fed tiếp tục tăng lãi suất sẽ khiến mặt bằng lãi suất huy động tiếp tục chịu nhiều áp lực tăng giá. Lãi suất huy động dự kiến sẽ tiếp tục tăng nhẹ trong bối cảnh: Thanh khoản của hệ thống các TCTD bị thu hẹp; sức ép lạm phát tăng lên khi chỉ số CPI tháng 5 đã tăng 2.86% so với cùng kỳ năm trước và tăng bình quân 2.25% so với cuối năm 2022; nhu cầu tín dụng tăng cao (đến hết ngày 9/6, tăng khoảng 8.16%, cao hơn nhiều so với mức 4.95% của 5 tháng đầu năm 2021), kéo theo nhu cầu vốn tăng.

Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất có thể tăng lên song có thể vẫn ổn định khi NHNN có thể can thiệp để bình ổn thị trường. Bên cạnh đó, lãi suất cho vay vẫn được duy trì ổn định nhằm hỗ trợ phục hồi như định hướng của Chính phủ và NHNN (đặc biệt là khi gói tín dụng hỗ trợ lãi suất 2% quy mô 40 nghìn tỷ đồng được triển khai).

Trong báo cáo gần đây, nhóm nghiên cứu tại HSBC cũng đánh giá tình trạng giá năng lượng cao và kéo dài sẽ tiếp tục đẩy giá cả chung đi lên, khiến lạm phát Việt Nam sẽ có lúc vượt trần 4% trong nửa sau năm 2022.

"Với tình hình này, NHNN có thể phải tăng lãi suất thêm 0.5 điểm phần trăm trong quý 3/2022, trước khi tăng lãi suất ba lần (mỗi lần 0.25 điểm phần trăm) trong năm 2023", HSBC dự báo.

Mới đây, CTCK VNDirect nhận định với việc Fed đẩy nhanh lộ trình tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát, dư địa để NHNN duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng đang ngày một thu hẹp. Đối với lãi suất điều hành, nếu có bất kỳ đợt tăng nào trong năm nay thì khả năng cao sẽ diễn ra vào quý 4/2022 và mức tăng (nếu có) sẽ hạn chế, khoảng 0.25-0.5 điểm phần trăm. NHNN sẽ nỗ lực duy trì chính sách tiền tệ "phù hợp", chưa vội thắt chặt chính sách ngay để hỗ trợ nền kinh tế phục hồi và ổn định thị trường.

CTCK Maybank Kim Eng (MBKE) cũng đưa ra quan điểm rằng NHNN sẽ thắt chặt tiền tệ thông qua tăng lãi suất 50 điểm cơ bản để duy trì tăng trưởng vừa phải, bất chấp rủi ro lạm phát tăng và Fed quyết liệt hơn. Tuy nhiên mọi việc thắt chặt (nếu có) sẽ chỉ được thực hiện vào giai đoạn cuối năm.

Cát Lam

FILI

Các tin tức khác

>   Hạn mức tăng trưởng tín dụng: Bài toán khó 'chia bánh' thị phần (21/06/2022)

>   Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng tần suất bán can thiệp ngoại tệ để ổn định tỷ giá (21/06/2022)

>   Room tín dụng hiện nay không còn phù hợp (20/06/2022)

>   Phải có lộ trình dỡ bỏ room tín dụng (20/06/2022)

>   Ngân hàng khó bán nợ xấu (20/06/2022)

>   Đề án tái cơ cấu ngân hàng: Xử lý nợ xấu, phân nhóm, hiện đại hóa và lại... tái sắp xếp (20/06/2022)

>   Sacombank tổ chức giải chạy bộ hưởng ứng ngày không tiền mặt 2022  (20/06/2022)

>   Tỷ giá sẽ ra sao sau động thái của Fed? (20/06/2022)

>   Nở rộ dịch vụ chuyển tiền “chui” ra nước ngoài (20/06/2022)

>   NHNN vẫn còn đủ dư địa chính sách tiền tệ để kiểm soát ổn định mặt bằng lãi suất, tỷ giá (18/06/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật