Thứ Năm, 05/05/2022 15:33

Nhịp đập Thị trường 05/05: VN-Index được bất ngờ kéo tăng trở lại

Chỉ số VN-Index tiếp tục giảm khi bước vào phiên chiều, giảm nhanh tới 1,332 điểm nhưng rồi lại bất ngờ bật mạnh trở lại, thậm chí vượt lên trên tham chiếu ngay trước 14h, và tiếp tục tăng cho đến khi đóng cửa. Kết phiên chiều, chỉ số dừng ở 1,360.68 điểm, cao hơn đúng 12 điểm so với ngày hôm qua. Chỉ số được đẩy mạnh nhờ sự bùng nổ ở 1 vài cổ phiếu lớn trong nhóm VN30 như VHM, MSN, SAB… và các mã ngân hàng.

Nhóm VN30 được coi là đẩy mạnh chỉ số trong phiên chiều. Trong nhóm này, có đến 22 cổ phiếu tăng giá lúc đóng cửa, trong đó nổi bật là TPB, VHM, MSNTPB vốn đã tăng mạnh từ phiên sáng, nhưng đến trước thời điểm ATC vài phút đã kịp kéo trần. Tương tự là MSN, tăng dần đều và kéo mạnh lúc đóng cửa. VHM thì ngạc nhiên hơn cả, vì có thời gian dài giảm giá, và chỉ được kéo tăng mạnh vào thời điểm ATC. Đa số mã ngân hàng đều nằm trong phía tăng giá, ngoại trừ VPBACB.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng trên HOSE đồng loạt xanh trở lại trong phiên chiều, dù mức tăng giá bình quân không thực sự lớn, chỉ chừng 2% nhưng cũng đủ giúp sức đẩy mạnh chỉ số VN-Index và cả VN30-Index. Trong nhóm này, TPB vẫn là mã tăng mạnh nhất, thậm chí tăng trần trước thời điểm ATC vài phút. Bộ ba gốc nhà nước là VCB, BIDCTG cũng tăng khá. Đáng tiếc là ACBVPB lại giảm giá nhẹ bất ngờ vào cuối phiên.

Diễn biến của VN-Index dĩ nhiên ảnh hưởng lên 2 chỉ số chính 2 sàn HNX và UPCoM khi bước vào phiên chiều, tuy nhiên khi VN-Index hồi phục thì 2 chỉ số này chỉ hồi nhẹ, và đáng tiếc là vẫn đóng cửa bên dưới tham chiếu. Đối với sàn HNX, nhìn chung nhóm Large Cap là phân hóa với tương quan tăng – giảm giá khá cân bằng, trong đó tăng đáng kể là MBS, và giảm đáng kể là CEOVCS. Đối với sàn UPCoM, nhìn chung nhóm Large Cap vẫn nghiêng về sắc đỏ, trong đó nổi bật là SIPVGI.

Diễn biến chỉ số VN-Index tác động lên nhiều nhóm ngành lớn nhỏ trong phiên chiều, tuy nhiên ở những nhóm ngành lớn, tác động nhìn chung không thực sự lớn. BĐS, sắt thép, chứng khoán, thực phẩm… vẫn là các nhóm có sắc đỏ đa số. Ngược lại, ngân hàng, dầu khí, phân phối xăng dầu… vẫn là những nhóm có kết quả tích cực vào cuối ngày.

VHM được kéo mạnh vào cuối ngày không đại diện cho nhóm BĐS nhà ở. Ở nhóm này, VIC cũng đã tăng giá nhẹ hơn 1%, tuy nhiên vẫn có khá nhiều tên tuổi tầm trung giảm giá như DIG, AGG, CEO, LDG, QCG… Tương tự ở nhóm BĐS khu công nghiệp, BCMLHG đã tăng giá trở lại, nhưng TIP, TID, SIP, KBC, SNZ… vẫn là những cổ phiếu giảm giá cho đến cuối ngày.

Nhóm dầu khí nhà PVN xuất hiện 1 số cổ phiếu giảm giá, trong đó có PGS, PVB, PVG, PXS… tuy nhiên nhìn chung vẫn tích cực, đa số tăng giá, dù mức tăng không mạnh như phiên sáng.

HSG lại giảm hơn 6%, dù không phải là giảm sàn, nhưng tính cả phiên sàn hôm qua, cổ phiếu này tiếp tục lặn sâu so với mức đỉnh hơn 40 ngàn/cp hồi đầu tháng 3. Nhóm sắt thép tiếp tục chìm trong sắc đỏ, bao gồm cả NKG, POM, SMC, TVNHPG bị đạp giá mạnh ở thời điểm ATC, nhưng coi như may mắn tăng giá nhẹ 50 đồng vào cuối ngày.

Phiên sáng: Sớm nở trưa đã tàn?

VN-Index lại rơi về tham chiếu kể từ lúc gần 11 giờ. Không chỉ vậy, 2 chỉ số 2 sàn HNX và UPCoM cũng rơi, thậm chí chỉ số UPCoM-Index còn chọc thủng xuống dưới tham chiếu sớm hơn so với VN-Index.

Thị trường sáng sớm còn tích cực như thế, xanh như thế, nhưng đến trưa đã có hơn 50% số cổ phiếu 3 sàn giảm giá, nếu xét riêng trên HOSE thì có hơn 60% giảm giá (tính trên những mã có khớp lệnh). Điều an ủi là tại những thời điểm VN-Index giảm nhanh, thì lượng khớp lệnh cũng tăng lên chút đỉnh, coi như cũng đang có nhiều người mang tâm lý tích cực.

Chỉ số chính 3 sàn giảm vào lúc trưa, nhưng VN30-Index vẫn còn tăng, đúng hơn cũng là tăng rất nhẹ, chỉ cao hơn tham chiếu “vài hạt bụi”. Nhóm này có tương quan tăng - giảm giá khá cân bằng, 14 tăng với 13 giảm, trong đó nhóm cổ phiếu ngân hàng diện diện ở cả 2 “phe”, và TPB chính là mã tăng giá tốt nhất nhóm, còn những mã như VIC, VJC, MWG hay FPT vẫn giảm suốt từ đầu phiên đến nay.

Ở các nhóm lớn trên HOSE, chỉ còn 2 nhóm phân phối xăng dầu – khí đốt và bia là có số cổ phiếu tăng giá nhiều hơn số giảm giá. Ở nhóm ngân hàng, tương quan là 6 tăng với 8 giảm. Các nhóm khác như BĐS, chứng khoán, sắt thép, sản xuất điện, thực phẩm… đều có số cổ phiếu giảm giá áp đảo số tăng giá. Trên những nhóm ngành này, chỉ còn số ít Large Cap là giữ đà tăng giá cứng như GEX, DPM, DCM, VCG, GAS, SAB… Nhiều nhóm ngành nhỏ hơn cũng đã chuyển màu tương tự.

IDC, THD và vài Large Cap dầu khí nhà PVN vẫn giữ được sắc xanh, tuy nhiên chỉ số HNX index cũng rơi đồng dạng theo VN-Index. Ngoài ra, những Large Cap khác của sàn HNX giảm giá khá nhẹ, có vẻ như Mid Cap và nhất là Small Cap rơi sâu hơn, nhiều mã giảm hơn 5%.

Sàn UPCoM vẫn có không ít Large Cap tăng giá, như ACV, BSR, FOX, KLB, OIL…, tuy nhiên chỉ số chính sàn này lại rơi nhanh và mạnh ngay trước 11 giờ. Chưa rõ những cổ phiếu nào tác động lên chỉ số vào lúc đó. Đến cuối phiên sáng, trong số những Large Cap giảm giá khá sâu của sàn này, nổi lên có VGI, dù mới đây công ty công bố mức lãi quý 1 cao khủng khiếp.

Cổ phiếu nhóm dầu khí nhà PVN vẫn giữ được nhiều sắc xanh, xem ra khá ổn định kể từ giữa cho đến cuối phiên sáng nay, bất chấp thị trường suy giảm, Index rớt về tham chiếu. Những mã như GAS, PVS, BSR, CNG, DCM, DPM, OIL, POW vẫn tăng nhẹ, tiếc nuối có lẽ là PGS, hiện chỉ còn tăng chưa đến 1% dù đầu phiên có lúc dựng trần.

Tương tự cổ phiếu phân phối xăng dầu nhà Petrolimex cũng đa số tăng giá nhẹ, kể cả PLX tăng 150 đồng dù ra tin lợi nhuận quý 1 suy giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước.

Thị trường đỏ, đa số nhóm ngảnh nhỏ và vừa đều chìm trong sắc đỏ, tuy nhiên vẫn có những nhóm nổi bật như bảo hiểm, ô tô, xi măng, gỗ đá nội ngoại thất…

Nhóm BĐS nhà ở lẫn khu công nghiệp đều tràn ngập sắc đỏ, với mức giảm giá bình quân từ 1,5% đến 2%. Một số tên tuổi giảm giá sâu hơn mức bình quân có thể kể đến như HDC, KHG của nhóm nhà ở, hay BCM, TIP hay TID của nhóm khu công nghiệp. 2 đại gia VICVHM có động thái tăng giá sau 11 giờ, tuy nhiên đến khi nghỉ trưa thì chỉ có VHM leo lại bên trên tham chiếu.

Nhóm thủy sản giảm sâu hơn so với giữa phiên sáng, trong đó có cả những tên tuổi nổi bật như VHC, IDI, ACL, ANV, CMX… Tuy nhiên cổ phiếu 2 đại gia ngành tôm MPCFMC có vẻ dễ thở hơn so với ngành cá.

10h30: Đà tăng chững lại

VN-Index không tăng mạnh trong nửa đầu phiên sáng, cho dù khởi đầu tích cực. đến 10h30 chỉ số chỉ còn tăng hơn 6 điểm, mức tăng này thấp hơn so với đầu phiên. Trong nửa đầu phiên, cũng có lúc chỉ số đánh võng, lùi về gần tham chiếu.

Trên sàn HOSE, số lượng cổ phiếu giảm giá đã nhiều lên, chiếm khoảng 35%, so với gần 50% số mã tăng giá. Ở các nhóm ngành lớn, ngân hàng, chứng khoán, dầu khí… vẫn là nhóm phủ nhiều sắc xanh, tuy nhiên BĐS, sắt thép, thực phẩm, sản xuất điện… lại đang chuyển nhiều qua sắc vàng hoặc đỏ. Trong số những cổ phiếu vốn hóa hàng đầu, VIC, VJC, MWG, FPT vẫn dành nhiều thời gian giảm giá.

Nhóm ngân hàng vẫn giữ đượcvị thế tích cực suốt từ đầu phiên sáng nay. Lưu ý rằng VCB đã quay lại với sắc xanh sau khi đỏ trong vài phút đầu phiên. VIB tăng giá tốt nhờ tin chốt quyền chia tách. TPB, KLB cũng là những ngân hàng khác có mức tăng tương tự với VIB. Nhóm này chỉ có 6 mã giảm giá, mức giảm chủ yếu dưới 1%.

Dầu khí nhà PVN, hay mở rộng ra là phân phối xăng dầu và khí đốt (có cả cổ phiếu nhà Petrolimex) tiếp tục là nhóm ngành tích cực trên diện rộng nhất nhì trong số các nhóm ngành lớn 3 sàn. Dù GAS chỉ còn tăng giá hơn 1% (so với hơn 2% đầu phiên), nhưng hầu hết các tên tuổi khác của tập đoàn PVN đều xanh mướt, thậm chí 2 cổ phiếu DCM, DPM cũng đã tăng trở lại từ 1.5-2.5%. PGS vẫn tăng hơn 6%.

Với việc 2 đại gia DCM, DPM tăng giá trở lại, nhóm phân bón lại phủ đầy sắc xanh, dù mức tăng cũng chỉ loanh quanh trên dưới 2%.

HSG giảm sâu thêm 1 chút so với đầu phiên sáng. Cho dù cổ phiếu này giảm giá mạnh từ đầu tháng 3 đến nay, nhưng gần đây giảm thêm không ít, có lẽ do thông tin không mấy tích cực về kết quả kinh doanh quý gần nhất (lợi nhuận giảm rất mạnh, dù vẫn còn có lãi). Ở nhóm sắt thép vào lúc này, HPG lùi về tham chiếu, NKG cũng đổi màu về sắc đỏ, cùng với đó là nhiều mã khác như POM, HMC, SHI, TVN… Tuy nhiên vẫn có sắc xanh hiện diện ở SMC, TLH hay TDS (cổ phiếu này vẫn tăng hơn 7% trên UPCOM với chỉ 4 deal được thực hiện).

Nhóm thủy sản đổi màu. VHC, MPC, IDI và nhiều tên tuổi khác đang chìm trong sắc đỏ. Giảm đáng kể có lẽ phải nhắc đến ACL (-4.5%). Cho dù là nhóm ngành có kết quả kinh doanh quý 1/2022 rất tích cực, nhưng nhiều cổ phiếu nhóm này cũng rơi rụng trong đợt giảm sâu gần đây, và mới chỉ hồi trở lại vài phiên. Do đó, có lẽ những ai đang đu đỉnh cổ phiếu này có lẽ tiếp tục lo lắng.

Một số nhóm ngành khác đang có ngày càng nhiều sắc đỏ, như dược, thực phẩm, hóa chất, sản xuât điện, xây dựng, cảng và kho bãi, hàng không và dịch vụ hàng không… Bảo hiểm là nhóm đang có diễn biến tích cực trở lại, dù đầu phiên có nhiều cổ phiếu giảm.

Mở cửa: Tăng giá nhờ hiệu ứng từ sàn Mỹ

Nhờ hiệu ứng từ chứng khoán Mỹ, chứng khoán Việt sáng nay sớm khởi sắc. VN-Index tăng ngay hơn 10 điểm khi mở cửa. Trên sàn HOSE, dù mới chỉ có khoảng 60% số lượng cổ phiếu tăng giá, nhưng cũng chưa đến 20% giảm giá. Hầu hết các nhóm ngành lớn nhỏ đều tràn ngập sắc xanh. Hai sàn HNX và UPCoM cũng có diễn biến tương tự. Thị trường dường như quên phiên đầu tuần xui xẻo.

Nhóm VN30 mở cửa với 24 cổ phiếu tăng giá, so với 5 mã giảm giá. Tăng giá mạnh nhất nhóm này có tên GAS, TPB. POW tăng nhẹ hơn 1% sau khi bất ngờ đụng trần chiều qua.  Tuy nhiên điều bất ngờ là trong số những cổ phiếu giảm giá đó, có những mã vốn hóa lớn nhất thị trường là VIC, VCB, SAB. FPT cũng là mã giảm giá khá khó hiểu.

Dù có khoảnh khắc giảm nhẹ trước thời điểm ATO, song chỉ số HNX-Index cũng tăng mạnh trở lại, hiện cao gần 1% so với tham chiếu, với sự hậu thuẫn của nhiều Large Cap như CEO, THD, PVS, SHS, MBS… Tương tự, đa số Large Cap trên sàn UPCoM cũng tăng giá, nổi bật có BSR, OIL

Cổ phiếu dầu khí nhà PVN có thể coi là tăng giá tốt nhất so với các nhóm ngành lớn khác trên cả 3 sàn. GAS tăng giá hơn 2% ngay khi mở cửa, đồng thời còn có cả BSR, PVS, OIL, PVD, PVB, PVCPGS thậm chí còn tăng trần tới gần 10%. Tuy nhiên 2 đại gia DPMDCM lại giảm giá nhẹ và có vẻ chưa gượng lại được sau đợt giảm bất ngờ từ giữa tháng Tư tới nay, bất chấp kết quả SXKD Q1 rất ấn tượng.

VCB giảm giá nhẹ sau khi mở cửa vài phút, tuy nhiên đây là mã hiếm hoi giảm giá trong nhóm cổ phiếu ngân hàng. Tăng giá tốt nhất nhóm này là TPB, VIB.

Tương tự, nhóm BĐS cũng có VIC giảm giá khi mở cửa, nhưng đa số tên tuổi tầm trung thì tăng giá, ngoại trừ AGG, KDH, NDN, PDR… giảm giá nhẹ.

HSG tiếp tục giảm giá sau tiếng còi ATO, dù mức giảm chỉ hơn 1% (so với mức giảm sàn chiều qua). Ở nhóm sắt thép, nhìn chung là tăng giá, và dường như cổ phiếu nhỏ tăng mạnh hơn largecap, trong đó nổi bật nhất có lẽ là TDS.

Cổ phiếu FLC tiếp tục chào phiên sáng ở mức giá sàn. Tiếp nối phiên hôm qua, lệnh đặt  bán cổ phiếu này không thực sự lớn, tuy nhiên cũng không có lệnh mua nào lớn. FLC đã tăng giá 6 phiên liên tiếp, trong đó 4 phiên trần, trước khi bất ngờ lại rơi sàn vào chiều qua.

Hoàng Nam

FILI

Các tin tức khác

>   Vietstock Daily 05/05/2022: Rủi ro giảm điểm vẫn còn (04/05/2022)

>   Chứng khoán phái sinh Ngày 05/05/2022: Dòng tiền e dè vào thị trường (04/05/2022)

>   Thị trường chứng quyền 05/05/2022: Sắc đỏ bao trùm (04/05/2022)

>   Nhịp đập Thị trường 04/05: Tâm lý tiêu cực trở lại, VN-Index rớt hơn 18 điểm (04/05/2022)

>   Vietstock Weekly 04-06/05/2022: Đà giảm đã chấm dứt hay chưa? (03/05/2022)

>   Chứng khoán Tuần 25-29/04/2022: Dòng tiền suy yếu (01/05/2022)

>   Thị trường chứng quyền Tuần 04-06/05/2022: Nhà đầu tư vẫn đang đề phòng (02/05/2022)

>   Chứng khoán phái sinh Tuần 04-06/05/2022: Tâm lý thận trọng vẫn còn (02/05/2022)

>   Nhịp đập Thị trường 29/04: Kết phiên lạc quan trước kỳ nghỉ lễ (29/04/2022)

>   Vietstock Daily 29/04/2022: Sự thận trọng đang bao trùm thị trường (28/04/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật