Thứ Bảy, 14/05/2022 08:30

Nhân tố giúp kinh tế Nga trụ vững trước ‘bão trừng phạt’ của phương Tây

Nền kinh tế tương đối biệt lập trước thời điểm nổ ra chiến sự cùng với nguồn lợi thu được từ xuất khẩu năng lượng tăng vọt là tiền đề để kinh tế Nga chống chọi trước các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây.

Đồng rúp của Nga đã phục hồi mạnh mẽ bất chấp trừng phạt của phương Tây. Ảnh: THX/TTXVN

Đầu tháng 4, giới phân tích tại The Economist đã chỉ ra rằng dữ liệu ban đầu cho thấy kinh tế Nga không rơi vào ngưỡng sụp đổ như đánh giá, dự báo của nhiều người trong điều kiện Mỹ và đồng minh phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt ở cấp độ chưa từng có.

Dữ liệu cập nhật mới nhất một lần nữa ủng hộ luồng quan điểm này. Nhờ biện pháp kiểm soát dòng vốn cùng với quyết định dâng cao lãi suất, đồng rúp Nga đã lấy lại sức mạnh trước đồng USD, với tỉ giá quy đổi ngang với thời điểm trước khi Moskva mở chiến dịch tấn công quân sự ở Ukraine. Nga đồng thời vẫn thực hiện ổn thỏa các nghĩa vụ trả nợ quốc tế đối với các khoản trái phiếu phát hành bằng ngoại tệ.

Nền kinh tế thực cũng cho thấy những tín hiệu kháng cự tích cực. Thực tế, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Nga đã tăng 10% kể từ đầu năm, khi đồng rúp có thời điểm giảm giá mạnh, khiến giá hàng hóa nhập khẩu tăng cao. Việc các công ty phương Tây rời khỏi thị trường Nga cũng làm giảm nguồn cung hàng hóa. Số lượng các công ty trả lương chậm cho công nhân có xu hướng tăng.

Thế nhưng các thông số dùng để đo lường hoạt động kinh tế theo “thời gian thực” vẫn tương đối khả quan. Tổng tiêu thụ điện năng tại Nga chỉ giảm nhẹ. Sau khi cắt giảm chi tiêu trong tháng 3, người Nga giờ đây có xu hướng mạnh tay hơn cho các khoản chi cafe, đi nhà hàng, quán bar…. Đến ngày 29/4 vừa qua, Ngân hàng Trung ương Nga cũng ra quyết định giảm lãi suất cơ bản từ 17% xuống còn 14%. Kinh tế Nga suy yếu là sự thực, nhưng một số đánh giá cho rằng GDP của Nga giảm 15% trong năm nay bắt đầu cho thấy thiếu thực tế, quá bi quan.

Trước khi mở chiến dịch quân sự ở Ukraine, Nga là nền kinh tế tương đối khép kín và điều này giúp làm giảm tác động tiêu cực từ các lệnh trừng phạt. Nhưng lý do lớn nhất giúp kinh tế Nga trụ lại là nguồn thu từ nhiên liệu. Từ ngày 22/4 đến nay, Nga đã thu về ít nhất 65 tỷ USD xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch qua đường biển và đường ống.

Thu ngân sách của chính phủ Nga đối với dầu mỏ, khí đốt, than đá xuất khẩu trong quý 1 năm nay đã tăng 80% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngày 4/5 vừa qua, Ủy ban châu Âu đã đề xuất thực thi lệnh cấm nhập khẩu toàn diện dầu mỏ Nga, với hạn chót là đến cuối năm nay. Nhưng từ giờ đến mốc thời gian đó, kinh tế Nga vẫn có được khả năng kháng cự tốt.

Tuấn Linh

Báo Tin tức

Các tin tức khác

>   Ngày càng nhiều khách hàng châu Âu mở tài khoản mua khí đốt bằng đồng Rúp (13/05/2022)

>   Chủ tịch Fed không chắc nền kinh tế Mỹ sẽ “hạ cánh mềm” (13/05/2022)

>   Gánh nặng nợ phình to khi Trung Quốc tìm cách giải cứu nền kinh tế (13/05/2022)

>   Morgan Stanley dự đoán kinh tế toàn cầu tăng trưởng 2,9% trong 2022 (12/05/2022)

>   Malaysia bất ngờ nâng lãi suất dù lạm phát ở mức thấp 2.2% (12/05/2022)

>   CPI Mỹ tăng 8.3% trong tháng 4, quanh mức đỉnh 40 năm (11/05/2022)

>   Fed không đáng phải chịu tất cả trách nhiệm khi lạm phát bùng nổ (09/07/2022)

>   Trung Quốc: Lạm phát tiêu dùng tăng với tốc độ nhanh nhất trong gần nửa năm  (11/05/2022)

>   Hãng chip lớn nhất thế giới TSMC lại chuẩn bị tăng giá (11/05/2022)

>   Ông Biden tính dỡ thuế quan Mỹ-Trung thời ông Trump để kéo lạm phát xuống (11/05/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật