Thứ Ba, 29/03/2022 09:08

Vượt khó khăn dịch bệnh, GDP quý 1 của Việt Nam tăng 5.03%

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê mới công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 1 năm 2022 ước tính tăng 5.03% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 4.72% của quý 1 năm 2021 và 3.66% của quý 1 năm 2020 nhưng vẫn thấp hơn tốc độ tăng 6.85% của quý 1 năm 2019.

Tổng sản phẩm trong nước quý 1 năm 2022 ước tính tăng 5.03% so với cùng kỳ năm trước

Cụ thể, trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp quý 1 năm 2022 tăng 7.07% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 6.44% của quý 1 năm 2021, đóng góp 2.42 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục đóng vai trò động lực dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế với mức tăng 7.79%, đóng góp 2.05 điểm phần trăm. Ngành khai khoáng tăng trưởng dương 1.23% (khai thác than tăng 3.2% và quặng kim loại tăng 5%), làm tăng 0.04 điểm phần trăm mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Ngành xây dựng tăng 2.57%, thấp hơn tốc độ tăng 6.53% của quý 1 năm 2021, đóng góp 0.16 điểm phần trăm.

Khu vực dịch vụ trong quý 1 năm 2022 tăng trưởng khởi sắc khi nhiều hoạt động dịch vụ sôi động trở lại. Đóng góp của một số ngành dịch vụ thị trường có tỷ trọng lớn vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của quý 1 năm nay như sau: Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 9.75% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0.54 điểm phần trăm; ngành vận tải, kho bãi tăng 7.06%, đóng góp 0.43 điểm phần trăm; ngành bán buôn và bán lẻ tăng 2.98%, đóng góp 0.31 điểm phần trăm; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 1.79%, làm giảm 0.04 điểm phần trăm.

Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, năng suất lúa mùa vùng Đồng bằng sông Cửu Long tăng khá (tăng 7.4 tạ/ha) so với vụ mùa năm trước; ngành chăn nuôi đang dần phục hồi, sản lượng thịt hơi xuất chuồng quý 1 năm 2022 đều tăng so với cùng kỳ năm trước; chế biến và xuất khẩu tiêu thụ gỗ có nhiều tín hiệu tích cực; nuôi trồng thủy sản phát triển ổn định, giá cá tra, tôm nuôi trồng đang ở mức cao do nhu cầu xuất khẩu tăng mạnh. Giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp quý 1 năm 2022 tăng 2.35% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0.22 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 3.86% nhưng chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0.02 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 2.54%, đóng góp 0.05 điểm phần trăm

Về cơ cấu nền kinh tế quý I năm 2022, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 10,94%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 37.97%; khu vực dịch vụ chiếm 41.70%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9.39% (Cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2021 là 11.61%; 36.61%; 42.38%; 9.40%).

Về sử dụng GDP quý 1 năm 2022, tiêu dùng cuối cùng tăng 4.28% so với cùng kỳ năm trước; tích lũy tài sản tăng 3.22%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 5.08%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 4.20%.

Nhật Quang

FILI

Các tin tức khác

>   Đừng để nỗi sợ lạm phát thành sự thật (29/03/2022)

>   Lạm phát Việt Nam liệu có là “làn gió ngược” trong xu hướng lạm phát toàn cầu? (28/03/2022)

>   Áp lực nào cho chính sách tiền tệ năm 2022? (26/03/2022)

>   WB cam kết hỗ trợ Việt Nam trở thành nền kinh tế thu nhập cao vào 2045 (26/03/2022)

>   Thủ tướng: Tại sao hiệu quả kinh doanh của nhiều DNNN còn thấp so với nguồn lực đang nắm giữ? (24/03/2022)

>   Kinh tế hành lang sông Sài Gòn: “Chảy” từ đâu, về đâu? (23/03/2022)

>   Chiến lược tài chính đến năm 2030: Giảm bội chi, tăng dự trữ quốc gia (22/03/2022)

>   Khôi phục và phát triển kinh tế: Thay đổi tư duy cải cách (21/03/2022)

>   Lạm phát tăng, thất nghiệp có giảm? (21/03/2022)

>   Đầu tư như thế nào khi lãi suất và lạm phát cao? (22/03/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật