Áp lực nào cho chính sách tiền tệ năm 2022?
Những năm qua, với nền tảng lạm phát trong tầm kiểm soát, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có nhiều dư địa trong điều hành chính sách tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng thông qua bơm tiền và hạ lãi suất.
Song giai đoạn hiện nay đang chứng kiến nguy cơ lạm phát cao trên toàn cầu và cả Việt Nam, trong khi mục tiêu kiểm soát lạm phát luôn là hàng đầu của NHNN, bởi vậy đây sẽ là thách thức không nhỏ cho điều hành chính sách tiền tệ, dư địa để hỗ trợ tăng trưởng cũng vì thế mà hạn chế hơn.
Giá xăng dầu neo cao sẽ là nguyên nhân của lạm phát. Ảnh: THANH TAO
|
Áp lực lớn từ lạm phát
Năm 2022 đã và đang đặt ra nhiều thách thức cho lạm phát toàn cầu giai đoạn hậu đại dịch, bao gồm chiến sự tại Ukraine làm gián đoạn, đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa hay sự mở cửa kinh tế hoàn toàn của nhiều quốc gia làm gia tăng nhu cầu sử dụng nhóm hàng năng lượng, cũng gây sức ép không hề nhỏ lên lạm phát.
Tình hình căng thẳng Nga – Ukraine đã làm gia tăng các lệnh trừng phạt của Mỹ và các đồng minh trong khối EU nhắm vào kinh tế Nga như một trong những biện pháp buộc quốc gia này phải ngồi vào bàn đàm phán để kết thúc chiến sự tại Ukraine. Tăng trưởng kinh tế Nga phụ thuộc không nhỏ vào xuất khẩu dầu và khí đốt. Giá dầu đã tăng chóng mặt kể từ khi lệnh cấm vận được ban hành, đạt đỉnh 125 đô la Mỹ/thùng vào ngày 8-3; tăng gần 40% chỉ trong vòng một tháng và hiện tại được giao dịch quanh vùng 100 đô la/thùng.
Giá xăng dầu ở Việt Nam cũng tăng từ 27-44% so với đầu năm 2022, chạy theo đà tăng của thế giới. Nhìn chung, giá xăng dầu đã bắt đầu xu hướng tăng từ năm 2021 và tăng mạnh trong quí 1-2022. Giá xăng dầu neo cao sẽ là nguyên nhân của lạm phát chi phí đẩy, khi chi phí đầu vào của mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh sẽ tăng trong giai đoạn kéo dài, buộc các hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp phải tăng giá bán hàng.
Bên cạnh đó, xu hướng tăng của giá xăng dầu sẽ kích thích lạm phát khi dân chúng có thể kỳ vọng về giá xăng dầu tăng cao hơn trong tương lai, thúc đẩy nhu cầu đầu cơ xăng dầu, sẽ càng tạo áp lực hơn cho lạm phát. Hiện tại đã có hiện tương đầu cơ, tích trữ xăng dầu trong nền kinh tế.
Tuy nhiên, chúng ta có thể kỳ vọng việc tăng giá xăng dầu sẽ không thúc đẩy lạm phát tăng đột ngột bởi trọng số nhóm hàng bị ảnh hưởng bởi giá xăng dầu tăng trong rổ hàng hóa/dịch vụ tính CPI là không lớn. Lập luận này xuất phát từ việc quan sát lạm phát năm 2021 trong bối cảnh giá xăng dầu cũng tăng rất mạnh. Giá xăng dầu năm 2021 tăng 31,74%, làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 1,14%.
Như vậy, CPI năm ngoái tăng 1,84% phần nhiều do xăng dầu tăng mạnh, nhưng CPI năm ngoái vẫn thấp nhất kể từ năm 2016. Năm nay giá xăng dầu tiếp tục tăng, nhưng nền giá xăng dầu năm ngoái ở mức cao, thì mức tăng so với năm trước (yoy) chưa chắc đã lớn như năm ngoái nữa, nên khả năng tác động tới CPI có thể không quá lớn.
Việc nguồn cung lúa mì trở nên khan hiếm có thể thúc đẩy việc sử dụng hàng hóa thay thế như lúa gạo và đây cũng có thể là sức ép lên giá gạo toàn cầu, thậm chí là một cuộc khủng hoảng lương thực, thực phẩm toàn cầu. Còn nhớ giai đoạn quí 1-2020, CPI Việt Nam đã tăng mạnh tới 5,56% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do giá lương thực thực phẩm tăng mạnh… Trọng số nhóm hàng này trong rổ CPI là rất lớn vì vậy nếu giá lương thực, thực phẩm tăng mạnh sẽ là nguy cơ tiềm tàng cho lạm phát năm nay.
|
Song năm 2022 có khác biệt rất lớn so với năm 2021 ở mục tiêu mở cửa hoàn toàn nền kinh tế của Chính phủ. Và khi giá xăng dầu duy trì ở mức cao trong một thời gian kéo dài sẽ tác động rất lớn tới chi phí của nền kinh tế và sẽ là áp lực rất lớn cho lạm phát theo những lập luận ở trên.
Thêm một áp lực cho lạm phát nữa cũng xuất phát từ tình hình căng thẳng Nga – Ukraine, đó chính là sự gián đoạn nguồn cung lúa mì. Nga và Ukraine chiếm tới gần 30% lượng xuất khẩu lúa mì cho toàn cầu và giá lúa mì đã có thời điểm tăng tới hơn 60% kể từ khi xung đột giữa hai quốc gia này trở nên căng thẳng. Giá lúa mì tăng đã thúc đẩy giá cả các mặt hàng chăn nuôi tăng theo do thức ăn chăn nuôi được chế biến từ lúa mì bị tăng giá theo.
Việc nguồn cung lúa mì trở nên khan hiếm có thể thúc đẩy việc sử dụng hàng hóa thay thế như lúa gạo và đây cũng có thể là sức ép lên giá gạo toàn cầu, thậm chí là một cuộc khủng hoảng lương thực, thực phẩm toàn cầu. Còn nhớ giai đoạn quí 1-2020, CPI Việt Nam đã tăng mạnh tới 5,56% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do giá lương thực thực phẩm tăng mạnh (giá thịt heo tăng mạnh), trong khi thế giới lạm phát thấp do sự xuất hiện đại dịch Covid-19 làm đóng cửa hoạt động kinh tế. Trọng số nhóm hàng này trong rổ CPI là rất lớn, vì vậy nếu giá lương thực, thực phẩm tăng mạnh sẽ là nguy cơ tiềm tàng cho lạm phát năm nay.
Tựu trung lại, sự gián đoạn nguồn cung hàng hóa bao gồm xăng dầu và lương thực do ảnh hưởng từ chiến sự Nga – Ukraine sẽ là tạo nhiều áp lực cho lạm phát năm nay và cũng là sức ép lớn cho chính sách tiền tệ.
Áp lực từ chính sách tiền tệ của Fed
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã kết thúc chu kỳ nới lỏng tiền tệ từ tháng 11-2021 sau khoảng ba năm nới lỏng liên tục để kích thích lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng. Bắt đầu từ việc giảm dần chương trình mua trái phiếu và thông báo về lịch trình tăng lãi suất trong năm nay với lần tăng 0,25 điểm phần trăm đầu tiên trong cuộc họp tháng 3 vừa qua. Lạm phát tăng cao đã buộc cơ quan này phải thắt chặt tiền tệ.
Phạm Tâm Long
TBKTSG
|