Thứ Ba, 01/03/2022 09:00

Thu ngoài lãi giúp ngân hàng “thắng lớn”

Các ngân hàng tiếp tục có một năm lãi khủng trong năm COVID-19 thứ hai, nhờ đã có kinh nghiệm ứng phó từ đợt dịch đầu tiên cũng như đẩy mạnh các nguồn thu nhập ngoài lãi.

Thu nhập phi tín dụng tăng trưởng hơn nguồn thu chính

Dữ liệu từ VietstockFinance cho thấy, trong số 27 ngân hàng đã công bố BCTC, hầu hết các ngân hàng đều tăng trưởng thu nhập lãi thuần so với năm trước, bình quân tăng 32%, ngoại trừ Saigonbank (SGB, -0.25%) và NCB (NVB, -12.17%). Đáng chú ý nhất là Vietbank (VBB), nguồn thu chính gấp 2.6 lần, với 1,486 tỷ đồng thu nhập lãi thuần. Kế đó là các nhà băng đẩy mạnh thu nhập chính như KLB (gấp 2 lần), SeABank (SSB, +69%), Nam A Bank (NAB, +64%)…

Đáng chú ý, thu nhập phi tín dụng trong năm 2021 được đẩy mạnh hơn cả thu nhập chính, tăng trưởng bình quân gấp 3 lần năm trước. Con số tăng trưởng nguồn thu ngoài lãi ghi nhận tại hầu hết ngân hàng được tính bằng lần, ngoại trừ NCB giảm gần 60% so với năm trước.

Cơ cấu thu nhập của các ngân hàng năm 2021. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance

Cơ cấu thu nhập có sự cải thiện hơn khi tỷ trọng nguồn thu ngoài lãi tại các ngân hàng gia tăng. Dữ liệu từ VietstockFinance cho thấy 12/27 ngân hàng có tỷ trọng thu nhập ngoài lãi cao hơn thu nhập chính. Tổng thu nhập phi tín dụng tại 27 ngân hàng tăng 29% so với năm trước, trong khi thu nhập lãi thuần chỉ tăng 24%.

Đáng chú ý nhất là SGB, nguồn thu chính sụt giảm 0.25% so với năm trước nhưng thu nhập phi tín dụng tăng trưởng mạnh nhất hệ thống, gấp 8.7 lần. Dù vậy, vẫn còn một số ngân hàng phụ thuộc nhiều vào cho vay khi tỷ trọng thu nhập lãi thuần trên 80% tổng thu nhập hoạt động như NVB (93%), NAB (87.45%) và LPB (87.09%).

Tỷ lệ thu nhập tín dụng và phi tín dụng trong thu nhập hoạt động ngân hàng năm 2021. Đvt: %
Nguồn: VietstockFinance

Các mảng thu nhập phi tín dụng đều được đẩy mạnh

Nguồn thu từ dịch vụ là cấu phần chính trong cơ cấu thu nhập phi tín dụng của các ngân hàng. Hầu hết ngân hàng đều tăng trưởng nguồn thu này ngoại trừ 3 nhà băng tăng trưởng âm gồm OCB (-6.7%), Eximbank (EIB, -7.5) và SGB (-26%).

Thêm một trường hơp đáng chú ý nữa là  MSB, lãi từ dịch vụ gấp 3.5 lần năm trước, thu hơn 2,873 tỷ đồng. MSB ghi nhận khoản thu lớn đến từ hợp đồng bancassurance với Prudential, phí dịch vụ đại lý bảo hiểm trên BCTC đạt 1,853 tỷ đồng. Chính vì doanh số bán bảo hiểm cũng tăng trưởng tốt, mà MSB dự kiến doanh thu phí bancassurance cho năm 2022 tăng 50-51%.

Trong khi đó, lãi từ hoạt động dịch vụ là nguồn thu phi tín dụng tăng mạnh nhất trong năm của SeABank, gấp 3.2 lần năm trước. Gần 1,146 tỷ đồng tiền lãi từ hoạt động dịch vụ chủ yếu nhờ tăng thu từ hoa hồng môi giới bảo hiểm và thu phí dịch vụ.

Hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng là một trong những hoạt động tăng trưởng trong năm qua tại các ngân hàng. Nguồn thu này chủ yếu đến từ mở tài khoản thanh toán ở nước ngoài để cung cấp dịch vụ thanh toán, chuyển tiền quốc tế; mua bán ngoại tệ giao ngay; bao thanh toán quốc tế và bảo lãnh bằng ngoại tệ; phát hành trái phiếu ở nước ngoài…

Xét về tốc độ tăng trưởng, TCB tăng trưởng nguồn thu này cao nhất khi năm 2020 chỉ thu 745 triệu đồng, còn năm 2021 thu được hơn 231 tỷ đồng tiền lãi, chủ yếu đến từ việc giảm lỗ kinh doanh ngoại tệ giao ngay.

Xét về số tuyệt đối, Vietcombank vẫn là nhà băng thu được khoản lợi nhuận từ kinh doanh ngoại hối cao nhất với 4,275 tỷ đồng nhờ tăng thu ngoại tệ giao ngay 1,363 tỷ đồng (tăng 20%).

Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán thuận lợi trong năm qua cũng góp phần giúp ngân hàng gia tăng lợi nhuận. VIB là ngân hàng tăng trưởng lãi từ mua bán chứng khoán đầu tư mạnh nhất trong năm qua (gấp 7.8 lần) khi thu  về 197 tỷ đồng tiền lãi. Nhưng thực tế, VPBank (VPB) mới là ngân hàng “thắng đậm” từ chứng trường khi thu về 3,151 tỷ đồng lợi nhuận, tăng 169% so với năm trước.

Mặc dù vậy, không phải ngân hàng nào cũng tận dụng được sân chơi sẵn có này để gia tăng nguồn thu. Vietcombank báo lỗ 85 tỷ đồng từ mua bán chứng khoán đầu tư trong khi năm trước chỉ lỗ 98 triệu đồng và LPB lỗ hơn 1.3 tỷ đồng trong khi năm trước có lãi đến 138 tỷ đồng.

Cơ cấu thu nhập phi tín dụng của các ngân hàng năm 2021. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance

Cát Lam

FILI

Các tin tức khác

>   Thu nhập nhân viên ngân hàng nào cao nhất trong năm COVID-19 thứ 2? (03/03/2022)

>   Giá USD tăng thẳng đứng (25/02/2022)

>   Sacombank tăng cường tiện ích thẻ liên kết với sàn thương mại điện tử Tiki  (25/02/2022)

>   Quỹ đầu tư giá trị Nemo - PVcom hoàn thành vòng gọi vốn ban đầu (23/02/2022)

>   Giải pháp giảm cước phí SMS Banking cho người dân (23/02/2022)

>   Trong “sóng” tăng phí SMS Banking, cách nào để nhận biến động số dư miễn phí? (23/02/2022)

>   Các ngân hàng lớn tại Đông Nam Á thu phí SMS ra sao? (23/02/2022)

>   Cách điều hành cũ và… cú tăng giá phí mới! (23/02/2022)

>   Người dùng được, mất gì khi hủy tin nhắn SMS ngân hàng? (22/02/2022)

>   VIB dự kiến chia cổ tức 35% trong năm 2022, tăng trưởng lợi nhuận trên 30% (22/02/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật