Thứ Tư, 23/02/2022 09:56

Các ngân hàng lớn tại Đông Nam Á thu phí SMS ra sao?

Nhiều ngân hàng lớn trong khu vực thu phí tin nhắn ở mức thấp, thậm chí miễn phí.

* Người dùng được, mất gì khi hủy tin nhắn SMS ngân hàng?

* Ngân hàng nói phải bù lỗ vài trăm tỷ mỗi năm trước khi tăng phí SMS

* Nhiều ngân hàng tăng mạnh phí dịch vụ SMS Banking 

Theo tìm hiểu của phóng viên, các ngân hàng lớn tại Thái Lan đều duy trì mức phí tin nhắn thông báo giao dịch trong khoảng 200-350 baht/năm (khoảng 140.000-260.000 đồng).

Biểu phí dịch vụ thông báo biến động số dư qua SMS Banking của ngân hàng lớn nhất tại một số nước Đông Nam Á:

Ngân hàng

Phí dịch vụ theo năm hoặc theo tin nhắn

Bangkok Bank (Thái Lan)

105.000 đồng/năm

DBS Bank (Singapore)

Miễn phí

Maybank (Malaysia)

Miễn phí

BDO Unibank (Philippines)

Miễn phí

Bank Mandiri (Indonesia)

800 đồng/tin nhắn

Trong đó, ngân hàng lớn nhất Thái Lan (tính theo tổng giá trị tài sản) là Bangkok Bank có phí SMS thấp nhất, với 15 baht/tháng (10.000 đồng) và không giới hạn số lượng tin nhắn. Ngoài ra, ngân hàng này cũng ưu đãi dịch vụ cho khách hàng khi đăng ký theo năm với mức phí chỉ vào khoảng 105.000 đồng/năm.

Các ngân hàng nội địa khác tại Thái Lan như Kasikorn Bank, Krungthai Bank hay Siam Commercial Bank cũng đều có mức phí SMS khá thấp, trong khoảng 17-19 baht/tháng. Ngoài ra, hầu hết ngân hàng tại Thái Lan đều không tính phí theo số lượng tin nhắn, mà thu theo dạng phí thường niên. Đây được coi là mức phí tương đối rẻ của các ngân hàng trong khu vực Đông Nam Á.

Tại Singapore, nhiều ngân hàng nội địa còn mang đến ưu đãi miễn phí cho toàn bộ dịch vụ SMS biến động số dư. Trong đó, 2 ngân hàng lớn nhất là DBS Bank và OCBC Bank đều miễn phí dịch vụ này cho khách hàng. Tuy nhiên, khách hàng vẫn phải trả phí trong trường hợp gửi tin nhắn đăng ký các dịch vụ mới, tùy thuộc vào nhà mạng tại Singapore.

Một số ngân hàng lớn khác tại Singapore như United Overseas Bank vẫn tiến hành thu phí SMS. Trong đó, mức thu dao động trong khoảng 8 USD/tháng và 12 USD/tháng trong trường hợp sử dụng thêm SWIFT GPI (chuyển tiền quốc tế). Ngược lại, ngân hàng quốc tế Citibank Singapore lại không thu phí dịch vụ SMS của khách hàng.

Phí SMS của ngân hàng tại Đông Nam Á, SMS, Tin nhắn, Số dư ảnh 1

Bangkok Bank và Kasikorn Bank đều không tính phí theo số lượng tin nhắn.

Ngân hàng CIMB thuộc tập đoàn đa quốc gia CIMB Group Holdings Berhad, nằm trong top 5 doanh nghiệp Đông Nam Á và là ngân hàng lớn thứ hai tại Malaysia. Tại đây, dịch vụ ngân hàng thực hiện thông qua tin nhắn được cung cấp tùy theo nhu cầu của khách hàng với mức phí 0,2 RM/tin nhắn (khoảng 1.000 đồng/tin nhắn).

“Ngân hàng đang lên kế hoạch cho ra mắt ứng dụng mobile banking mới trong nửa đầu năm 2022 sắp tới”, CEO Datuk Abdul Rahman Ahmad chia sẻ với The Malaysian Reverse.

Ngược lại, ngân hàng RHB tại Malaysia không thu phí khách hàng sử dụng dịch vụ SMS banking.

Trong khi đó, BDO Unibank, ngân hàng lớn nhất của Philippines, cũng không áp dụng mức phí với người dùng dịch vụ SMS banking. Tuy nhiên, website của ngân hàng cũng lưu ý nếu thuê bao di động đang ở nước ngoài và dùng dịch vụ roaming (chuyển vùng quốc tế), phí tin nhắn sẽ bị tính thêm cước dịch vụ.

BDO Unibank, thường được gọi là Banco de Oro, là ngân hàng lớn nhất tại Philippines xét về tổng tài sản và theo giá trị vốn hóa thị trường. Hiện tại, BDO Unibank là ngân hàng lớn thứ 15 ở Đông Nam Á và có trụ sở tại Makati (Philippines).

Ngân hàng Bank Negara Indonesia (BNI) thuộc sở hữu nhà nước tại Indonesia cũng cung cấp dịch vụ tin nhắn nhằm nâng cao bảo mật và dễ dàng truy cập thông tin giao dịch. Dịch vụ sẽ được tính phí tùy thuộc vào nhà mạng di động của khách hàng trải dài từ 550 IDR/tin nhắn (900 đồng/tin nhắn) đến 1320 IDR/tin nhắn (2.000 đồng/tin nhắn).

Phí SMS của ngân hàng tại Đông Nam Á, SMS, Tin nhắn, Số dư ảnh 3

BDO Unibank là ngân hàng lớn nhất tại Philippines miễn phí dịch vụ SMS Banking. Ảnh: Nikkei.

Trong khi đó, Bank Mandiri, ngân hàng lớn nhất về giá trị tài sản của Indonesia, thu phí 500 IDR/tin nhắn (800 đồng/tin nhắn) cho SMS Banking.

Tại Việt Nam, nhiều người đang than phiền về việc các ngân hàng tăng giá dịch vụ SMS banking. Trên mạng xã hội và các nhóm bàn luận, một số người dùng cho biết sẽ bỏ tính năng nhận SMS, chuyển sang nhận thông báo trên ứng dụng.

Theo nhận định của chuyên gia Nguyễn Minh Đức, nhà sáng lập kiêm CEO công ty bảo mật CyRadar, việc chuyển thông báo từ SMS sang bên trong ứng dụng có thể đảm bảo an toàn cho người dùng, giảm khả năng bị tấn công qua hình thức giả mạo tin nhắn thương hiệu.

Thúy Liên và Minh Hoàng

ZING

Các tin tức khác

>   Cách điều hành cũ và… cú tăng giá phí mới! (23/02/2022)

>   Người dùng được, mất gì khi hủy tin nhắn SMS ngân hàng? (22/02/2022)

>   VIB dự kiến chia cổ tức 35% trong năm 2022, tăng trưởng lợi nhuận trên 30% (22/02/2022)

>   Ngân hàng nói phải bù lỗ vài trăm tỷ mỗi năm trước khi tăng phí SMS (21/02/2022)

>   VIB đặt mục tiêu lợi nhuận vượt tỷ đô, vốn hóa tăng gấp 5 lần sau 5 năm chuyển đổi (21/02/2022)

>   Nợ xấu có thể tăng nhanh trong năm 2022 do thiếu hành lang pháp lý (21/02/2022)

>   Nhiều ngân hàng tăng mạnh phí dịch vụ SMS Banking  (20/02/2022)

>   Đồng USD vẫn yếu thế  (18/02/2022)

>   Ngân hàng ồ ạt rao bán tài sản để xử lý nợ xấu (19/02/2022)

>   VIB nhận giải thưởng Ngân hàng tăng trưởng nhanh nhất trong hoạt động tài trợ thương mại khu vực Đông Á và Thái Bình Dương (18/02/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật