Thứ Ba, 08/03/2022 07:00

Thép xây dựng liên tục "leo đỉnh"

Trong vài ngày gần đây, giá thép xây dựng trong nước liên tục được các doanh nghiệp điều chỉnh tăng. Đến ngày 7/3, giá thép đã ở mức từ 17.570 đồng/kg đến trên 18.000 đồng/kg (tùy thương hiệu và sản phẩm).

Thép xây dựng liên tục

Trong những ngày gần đây, các doanh nghiệp liên tục điều chỉnh tăng giá bán thép.

Như vậy, chỉ tính từ ngày 3/3 – 7/3/2022, giá thép xây dựng đã tăng khoảng 660 đồng/kg – 1.520 đồng/kg.

Trong đợt điều chỉnh này, Công ty TNHH Gang Thép Tuyên Quang (TQIS) tăng giá mạnh nhất. Cụ thể, giá thép cuộn CB240 hiện ở mức 17.880 đồng/kg, tăng 1.320 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 18.030 đồng/kg, tăng tới 1.520 đồng/kg.

Tiếp đến là, thương hiệu thép Kyoei cũng có có mức tăng khá mạnh. Cụ thể, thép cuộn CB240 tăng 1.220 đồng/kg, lên mức 18.220 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 18.020, tăng 820 đồng/kg.

Tương tự, thép Thái Nguyên cũng tăng thêm 860 đồng/kg đối với cả hai dòng sản phẩm của công ty. Theo đó, thép cuộn CB240 có giá mới là 18.12 đồng/kg, còn thép thanh vằn D10 CB 300 có giá 18.270 đồng/kg.

Thương hiệu Hòa Phát tại miền Bắc, giá thép cuộn CB240 hiện ở mức 17.730 đồng/kg, thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.830 đồng/kg. Như vậy, cả hai dòng thép này đã tăng thêm 710 đồng/kg.

Tại khu vực miền Trung và miền Nam, Hòa Phát cũng tăng mạnh giá bán. Hiện giá thép cuộn CB240 đã tăng thêm 710 đồng/kg, lên mức 17.780 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.880 đồng/kg, tăng 600 đồng/kg.

Thương hiệu thép Việt Ý tăng mạnh giá bán, với dòng thép cuộn CB240 tăng 710 đồng,hiện có giá 17.680 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 tăng thêm 710 đồng/kg, lên mức 17.780 đồng/kg.

Thương hiệu thép Việt Đức tại miền Bắc, với dòng thép cuộn CB240 tăng 710 đồng/kg, hiện ở mức 17.710 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 tăng 710 đồng/kg, hiện có giá 18.020 đồng/kg.

Tại miền Trung, với dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 17.810 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 18.120 đồng/kg. Như vậy, cả hai dòng thép này cùng được điều chỉnh tăng thêm 710 đồng/kg.

Thép Việt Nhật cũng điều chỉnh giá thép của hãng tăng thêm 710 đồng/kg đối với cả thép cuộn và thép thanh. Cụ thể, thép cuộn CB240 ở mức 17.710 đồng/kg, và thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.810 đồng/kg.

Thương hiệu thép miền Nam cũng điều chỉnh tăng thêm 710 đồng/kg đối với cả hai dòng sản phẩm thép cuộn CB 240 và thanh vằn D10 CB 300. Hiện cả hai sản phẩm này có giá lần lượt là 17.970 đồng/kg, và 18.170 đồng/kg.

Thép Pomina tại miền Trung tăng mạnh giá bán, với dòng thép cuộn CB240 tăng 610 đồng/kg, hiện ở mức 18.270 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 tăng 660 đồng/kg, hiện ở mức 18.470 đồng/kg.

Tại Miền Nam, thép cuộn CB240 cũng được điều chỉnh tăng thêm 400 đồng/kg, hiện có giá 17.960 đồng/kg, và thép thanh vằn D10 CB300 tăng thêm 410 đồng/kg, lên mức 18.170 đồng/kg.

Thép Tung Ho, với dòng thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 cùng có mức tăng 710 đồng/kg, lên mức lần lượt là 17.760 đồng/kg và 17.910 đồng/kg.

Thương hiệu thép Mỹ cùng điều chỉnh mức tăng 810 đồng/kg đối với thép cuộn CB 240, lên mức giá mới là 17.760 đồng/kg, còn đối với thép thanh vằn D10 CB 300, tăng 770 đồng/kg, lên mức 17.970 đồng/kg.

Thép Việt Sing, hai dòng sản phẩm của hãng là thép cuộn CB 240 và thép thanh vằn D10 CB 300 cùng có mức tăng 810 đồng/kg. Hiện hai sản phẩm có giá lần lượt là 17.710 đồng/kg và 17.910 đồng/kg.

Tương tự, thép Việt Mỹ cũng điều chỉnh tăng thêm 710 đồng/kg đối với cả hai sản phẩm thép cuộn CB 240 và thép thanh vằn D10 CB 300. Hiện hai sản phẩm này có giá 17.680 đồng/kg và 17.730 đồng/kg.

Nguyên nhân giá thép tăng liên tục trong thời gian qua là do giá nguyên liệu, trong đó có phôi thép tăng cao. Theo thông tin trên trang web của Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) ngày 23/02/2022, giá phôi thép đã vượt 700 USD/tấn, các nhà cung cấp tiếp tục ép giá xuất khẩu cao hơn ở Đông Nam Á.

Giá chào bán cho khu vực cao hơn khoảng 20 USD/tấn so với tuần trước. Cùng với đó, giá giao dịch quặng sắt, thép phế liệu không ngừng tăng, đẩy giá sắt thép thành phẩm tại thị trường trong nước tăng theo.

Trong báo cáo cập nhật ngành thép quý 1/2022, được công bố vào đầu tháng 3/2022, nhóm nghiên cứu CTCP Chứng khoán Vietcombank (VCBS) đã đưa ra nhận định về triển vọng kinh doanh của ngành thép trong năm 2022. Theo đó, VCBS chỉ ra 2 động lực chính dự báo sẽ tác động mạnh tới hoạt động sản xuất, xuất khẩu.

Thứ nhất, xung đột giữa Ukranie và Nga có thể làm gián đoạn nguồn cung ứng thép trên thế giới, dẫn tới thiếu hụt nguồn cung và làm tăng giá thép. Nga là nước xuất khẩu thép lớn trên thế giới, đặc biệt tại thị trường Châu Âu (chiếm 15% thị phần xuất khẩu vào EU, cùng với 2 nước có liên quan là Ukraine và Belarus thì tổng xuất khẩu thép của 3 nước này vào EU chiếm 38%).

Do đó, khi thế giới bắt đầu triển khai các biện pháp trừng phạt đối với Nga thì sẽ dẫn tới việc thiếu hụt mạnh về nguồn cung trong khi nhu cầu thép vẫn đang hồi phục nhanh trong năm 2022. Điều này sẽ tạo cơ hội cho các nhà sản xuất xuất khẩu thép từ các thị trường khác.

Thứ hai, dự báo giá bán thép và giá thành sản xuất thép sẽ tăng do giá các mặt hàng năng lượng tăng cao khi Nga cũng là nước xuất khẩu các mặt hàng năng lượng quan trọng trên thế giới. Hiện nay, giá của dầu, khí, than đang tăng rất nhanh và gần như quay lại mức đỉnh cũ lập ra trong năm 2021, điều này khiến cho giá thành sản xuất thép tăng mạnh trở lại.

Ngoài ra, VCBS cho rằng, nếu các lệnh trừng phạt nhằm vào hoạt động xuất khẩu năng lượng của Nga thì sẽ làm thiếu hụt nguồn cung cấp năng lượng cho châu Âu. Việc giá thép tăng trở lại sẽ giúp các nước có chi phí sản xuất thép thấp như Việt Nam và các doanh nghiệp được hưởng lợi.

Tuy nhiên, VCBS cũng khuyến cáo các doanh nghiệp, hiện EU vẫn áp thuế nhập khẩu thép dựa trên hạn ngạch xuất khẩu, vì thế tăng trưởng về sản lượng xuất khẩu của Việt Nam trong 2022 sẽ không còn cao như năm 2021.

Mạnh Đức

VnEconomy

Các tin tức khác

>   Giá hàng hóa tăng mạnh nhất kể từ năm 2009 giữa xung đột Nga-Ukraine (02/03/2022)

>   Nếu Nga bị trừng phạt, nguồn cung hàng hóa nào sẽ bị tác động? (22/02/2022)

>   Giá thép bật tăng trở lại (17/02/2022)

>   Ấn Độ dỡ bỏ thuế chống bán phá giá với thép mạ hợp kim nhôm kẽm xuất xứ Việt Nam (11/02/2022)

>   Trung Quốc phong tỏa một thành phố, giá nhôm tăng kỷ lục (10/02/2022)

>   Ngành thép kỳ vọng tăng trưởng mạnh trong năm 2022 (20/01/2022)

>   Thép xây dựng đồng loạt tăng giá trong tháng đầu năm 2022 (18/01/2022)

>   Mỹ không điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá với thép chống ăn mòn của Việt Nam (31/12/2021)

>   Sản xuất và tiêu thụ thép cùng tăng nhẹ do sản xuất công nghiệp khởi sắc (17/12/2021)

>   Vì đâu giá quặng sắt tăng 25% trong 3 tuần qua? (09/12/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật