Thứ Năm, 09/12/2021 10:54

Vì đâu giá quặng sắt tăng 25% trong 3 tuần qua?

Giá quặng sắt giao ngay tới phía Bắc Trung Quốc đã tăng gần 25% trong 3 tuần vừa qua, rút khỏi đáy 19 tháng khi thị trường lạc quan về nhu cầu thép trong năm 2022.

Giá quặng sắt khép lại ngày 08/12 ở mức 108.6 USD/tấn, tăng g từ mức 87 USD vào ngày 18/11.

Giá quặng sắt vẫn còn thấp hơn nhiều so với mức kỷ lục 235.55 USD/tấn đã thiết lập vào ngày12/05/2021. Tuy nhiên, đà tăng gần đây cho thấy niềm tin của thị trường rằng điều tồi tệ nhất đã qua đi với nguyên liệu sản xuất thép này.

Trung Quốc mua khoảng 70% quặng sắt qua đường biển và như thường lệ, Trung Quốc vẫn đang chi phối đà tăng hiện tại. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu đà leo dốc của giá quặng sắt đang dựa trên hy vọng hay thực tế.

Một trong những nguyên nhân đẩy giá quặng tăng là thông tin nhập khẩu từ Tổng cục Hải Quan Trung Quốc. Theo cơ quan này, Trung Quốc nhập 105 triệu tấn thép trong tháng 11, tăng 14.6% so với tháng 10 và là mức cao nhất kể từ tháng 7/2020.

Trên bề mặt, thông tin này trông có vẻ tích cực và cho thấy đà tăng của quặng sắt xuất phát từ nhu cầu. Tuy nhiên, xuất hiện một số yếu tố khác khiến số liệu nhập khẩu tháng 11/2021 bị giảm bớt sự lạc quan.

Đà tăng mạnh có thể là kết quả của thời điểm hải quan Trung Quốc làm thủ tục thông quan hàng hóa và chính thức công nhận là hàng hóa đã nhập khẩu.

Dữ liệu chính thức thật ra cao hơn nhiều so với số liệu theo dõi từ phía công ty tư vấn Kpler. Công ty này ước tính lượng quặng sắt vận chuyển tới Trung Quốc chỉ ở mức 97.01 triệu tấn, thấp hơn khoảng 8 triệu tấn so với con số chính thức.

Tuy nhiên, Kpler lại ước tính lượng quặng sắt trong tháng 9-10 cao hơn số liệu chính thức từ chính phủ.

Trong giai đoạn 9-11/2021, Kpler ước tính kim ngạch nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc ở mức 302.6 triệu tấn, trong khi số liệu chính thức chỉ ở mức 292.2 triệu tấn.

Đây không phải là chênh lệch quá lớn, nhưng sự khác biệt về thời điểm thông quan hàng hóa có thể bóp méo bức tranh thị trường.

Hàng tồn kho gia tăng

Yếu tố khác cần cân nhắc là liệu lượng nhập khẩu quặng tăng lên có phải là do nhu cầu từ các nhà máy sản xuất thép hay chỉ vì các thương nhân kỳ vọng nhu cầu cao hơn trong năm 2022. Một lý do khác có thể là do các thương nhân tận dụng đà giảm của giá quặng sắt để gia tăng hàng tồn kho.

Tại thời điểm này, dường như không có sự gia tăng nhu cầu từ phía các nhà máy sản xuất thép, một số nhà máy vẫn đang cắt giảm sản lượng để đáp ứng mục tiêu khí thải và năng lượng.

Lượng hàng tồn kho ở cảng Trung Quốc cũng đang tăng dần trong vài tuần gần đây, chạm mức 154.4 triệu tấn trong tuần kết thúc vào ngày 03/12, theo công ty tư vấn SteelHome.

Con số này tăng từ mức 123.95 triệu tấn vào cuối tháng 6/2021 và mặc dù lượng hàng tồn kho diễn ra ra đúng theo mẫu hình mùa vụ (gia tăng trước mùa đông và suy giảm khi bước vào giai đoạn cao điểm xây dựng trong mùa hè), nhưng đáng chú ý là mức tồn kho hiện tại đang là mức cao nhất kể từ năm 2012 đối với giai đoạn này của năm.

Những dấu hiệu trên thị trường cho thấy nhu cầu thép có thể phục hồi trong nửa đầu năm 2022, dựa trên kỳ vọng Trung Quốc sẽ tiến hành đợt kích thích để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Thị trường dường như đang chuẩn bị vị thế cho đà hồi phục của nhu cầu thép trong nửa đầu năm 2022, dựa trên kỳ vọng rằng Bắc Kinh một lần nữa sẽ mở “van kích thích” để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Cũng có một số dấu hiệu cho thấy điều này đang diễn ra, khi mà NHTW Trung Quốc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) lần thứ 2 trong năm 2021 – một động thái sẽ giải phóng 1.2 ngàn tỷ Nhân dân tệ (188 tỷ USD) thanh khoản dài hạn.

Nhìn chung, có vẻ như đà tăng của giá quặng sắt đang dựa trên kỳ vọng về nhu cầu tương lai và vui vẻ ngó lơ những dấu hiệu hiện tại rằng nguồn cung quặng sắt đang quá nhiều ở Trung Quốc.

Vũ Hạo (Theo Reuters)

FILI

Các tin tức khác

>   Đồng loạt “hạ nhiệt” giá thép (09/12/2021)

>   Quan chức Mỹ nhận định về vấn đề nguồn cung nhôm và thép (08/12/2021)

>   EU áp thuế lên thép không gỉ cán nguội từ Ấn Độ và Indonesia (19/11/2021)

>   Sản xuất và tiêu thụ thép tăng trưởng nhờ “lực kéo” từ đầu năm (16/11/2021)

>   Giá thép trong nước: Nóng - lạnh khó lường (08/11/2021)

>   Nghịch lý xuất khẩu thép tăng 130% nhưng Việt Nam vẫn nhập siêu (02/11/2021)

>   Giá quặng sắt và thép tại Trung Quốc giảm mạnh (02/11/2021)

>   Giá vật liệu xây dựng tăng nhanh (02/11/2021)

>   Giá thép xây dựng hôm nay 27/10: Thị trường nội địa tăng mạnh giá bán (27/10/2021)

>   Sản lượng nhôm của Trung Quốc giảm 5 tháng liên tiếp (19/10/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật