Thứ Sáu, 25/03/2022 09:00

Ông Biden muốn loại Nga khỏi G20

Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết nên loại Nga khỏi nhóm G20, và chủ đề này đã được nêu ra trước đó trong cuộc gặp của ông với các nhà lãnh đạo thế giới tại Brussels ngày 24/3.

"Câu trả lời của tôi là có, (nhưng điều này còn) phụ thuộc vào G20", ông Biden nói với các phóng viên khi được hỏi liệu Nga có nên bị loại khỏi G20 hay không, Reuters đưa tin.

Tổng thống Mỹ cũng cho biết nếu các quốc gia như Indonesia và những nước khác không đồng ý với việc loại Nga, thì Ukraine nên được phép tham dự các cuộc họp của nhóm với tư cách quan sát viên.

Tổng thống Mỹ ủng hộ việc Nga khỏi G20. ảnh 1

Tổng thống Mỹ Joe Biden tham dự một cuộc họp báo trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu tại Brussels, Bỉ ngày 24/3. Ảnh: Reuters.

G20 là một diễn đàn liên chính phủ thành lập năm 1999 có sự tham gia của 19 quốc gia và Liên minh châu Âu với mục đích thảo luận, trao đổi về các vấn đề có ảnh hưởng lớn đối với thế giới.

Ngày 24/3, ông Joe Biden đã có cuộc gặp với các nhà lãnh đạo EU và NATO tại Brussels, Bỉ để thảo luận một số vấn đề liên quan đến cuộc tấn công của Nga ở Ukraine.

Ông Biden cho biết Moscow đã tính toán sai lầm về quyết tâm của phương Tây. "Họ không nghĩ rằng chúng ta có thể duy trì sự đoàn kết này", tổng thống Mỹ nói, đồng thời nhấn mạnh NATO "chưa bao giờ đoàn kết hơn hiện nay".

Bên cạnh đó, ông Biden cũng bảo vệ phản ứng của chính quyền Mỹ trước cuộc tấn công của Nga ở Ukraine sau khi một phóng viên nói rằng các lệnh trừng phạt đã không răn đe được Moscow.

"Các biện pháp trừng phạt không phải thứ răn đe", ông Biden nói. Tổng thống Mỹ tin rằng việc duy trì các lệnh trừng phạt theo thời gian sau cùng sẽ khiến Nga khuất phục.

Trả lời câu hỏi về khả năng Trung Quốc liên quan đến cuộc xung đột, tổng thống Mỹ cho biết ông đã nói với Chủ tịch Tập Cận Bình rằng Bắc Kinh sẽ phải đối mặt với hậu quả nếu giúp đỡ Moscow trong cuộc khủng hoảng hiện nay ở Ukraine.

Hôm 24/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo về chiến dịch quân sự đặc biệt ở miền Đông Ukraine. Ông Putin nói quyết định này nhằm đáp trả các mối đe dọa đến từ Ukraine và NATO, nhưng nhấn mạnh không có ý định xâm lược nước láng giềng.

Sau tuyên bố trên, các vụ tấn công từ Nga diễn ra ở những địa phương của Ukraine như Kharkiv, Kramatorsk, Odesa, Mariupol, và ngay cả thủ đô Kyiv. Mỹ và phương Tây đã áp đặt các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc chưa từng có đối với Nga vì cuộc tấn công.

Nguyễn Thanh Hải

ZING

Các tin tức khác

>   Từ châu Âu đến Ấn Độ, xung đột ở Ukraine phủ bóng lên kinh tế toàn cầu (25/03/2022)

>   EU phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu thế nào? (25/03/2022)

>   Nga vượt lên các biện pháp trừng phạt tài chính của nước ngoài (24/03/2022)

>   IMF: Các nước có thể giảm dự trữ USD sau khi dự trữ của Nga bị phong tỏa (24/03/2022)

>   Từ bỏ chiến lược 'Zero Covid-19' có thể là thảm họa với Trung Quốc (24/03/2022)

>   Kinh tế toàn cầu lại sắp lao đao vì giá phân bón cao kỷ lục? (25/03/2022)

>   Mỹ tái miễn trừ thuế quan đối với 352 mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc (24/03/2022)

>   Xung đột Nga - Ukraine định hình lại thị trường năng lượng toàn cầu (24/03/2022)

>   Lạm phát Anh chạm mức 6.2%, cao nhất trong 30 năm (23/03/2022)

>   Tăng lãi suất và tránh suy thoái kinh tế - nhiệm vụ khó khăn của Fed (23/03/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật