Thứ Tư, 23/03/2022 22:25

Lạm phát Anh chạm mức 6.2%, cao nhất trong 30 năm

Trong tháng 2/2022, lạm phát Anh tăng 6.2% so với cùng kỳ, mức cao nhất kể từ tháng 3/1992, khi giá thực phẩm, nhiên liệu và năng lượng tăng mạnh.

Tháng 2/2022, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 6.2%, vượt dự báo tăng 5.9% của các chuyên gia kinh tế tham gia cuộc thăm dò của Refinitiv. Trước đó, CPI Anh cũng tăng 5.5% trong tháng 1/2022.

Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đã nâng lãi suất trong 3 cuộc họp chính sách liên tiếp, nâng lãi suất từ 0.1% lên 0.75%. NHTW Anh phải đương đầu với một thử thách khó khăn, vừa kìm hãm lạm phát nhưng không phá vỡ đà hồi phục của nền kinh tế.

Ủy ban Chính sách Tiền tệ Anh (MPC) đưa ra quan điểm bồ câu hơn dự báo trong tuần trước, nhấn mạnh tới những tác động của đà tăng giá hàng hóa tới túi tiền của hộ gia đình. Các nhà hoạch định chính sách hiện dự báo lạm phát chạm đỉnh 8% trong quý 2/2022.

Chỉ số giá tiêu dùng có bao gồm chi phí nhà ở (CPIH) – thước đo lạm phát yêu thích của Phòng Thống kê Quốc gia (ONS) – tăng 5.5% trong giai đoạn 2/2021-2/2022, cao hơn mức 4.9% trong giai đoạn 1/2021-1/2022.

Tỷ lệ lạm phát này vượt quá mọi tính toán của các chuyên gia phân tích, khiến chi phí sinh hoạt của người dân “xứ sở sương mù” tăng cao và gây sức ép cho Bộ trưởng Tài chính Anh Rishi Sunak ngay trước thời điểm công bố báo cáo chi tiêu mùa xuân, dự kiến ngày 23/03 (theo giờ Anh).

Bộ trưởng Sunak cũng đang đối mặt với ngày càng nhiều những lời kêu gọi cung cấp thêm hỗ trợ trong bối cảnh ngân sách các hộ gia đình bị bào mòn bởi lạm phát. Giá cả các mặt hàng tại Anh đang tăng nhanh hơn tiền lương và Ngân hàng Trung ương Anh cho rằng lạm phát có thể đạt mức hai con số trong năm nay.

Nhiều chuyên gia cho rằng Bộ Tài chính Anh có thể cắt giảm thuế nhiên liệu, tăng phúc lợi và cải thiện chương trình bảo hiểm quốc gia khi ông Sunak công bố kế hoạch chi tiêu.

Chuyên gia kinh tế trưởng của Văn phòng Thống kê Quốc gia, Grant Fitzner, xác nhận giá cả hàng loạt mặt hàng tại Anh đã tăng mạnh, từ hàng hóa cho tới dịch vụ, từ lương thực cho tới đồ chơi, đồ tiêu dùng. Từ tháng 12/2021, giá cả tiêu dùng tại Anh đã tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ những năm 90 của thế kỷ trước. 

Yael Selfin, Chuyên gia kinh tế trưởng tại KPMG, tình hình giá cả leo thang và tỷ lệ lạm phát như hiện nay đang gia tăng áp lực tăng lãi suất đồng Bảng lên Ngân hàng trung ương Anh.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Tăng lãi suất và tránh suy thoái kinh tế - nhiệm vụ khó khăn của Fed (23/03/2022)

>   Huyền thoại Carl Icahn: “Kinh tế Mỹ có thể suy thoái hoặc tệ hơn thế” (23/03/2022)

>   Mỹ và đồng minh sắp áp lệnh trừng phạt mới lên Nga (23/03/2022)

>   Thế giới đối mặt cuộc khủng hoảng lương thực vì xung đột Nga - Ukraine (23/03/2022)

>   Nga bị thu giữ 78 máy bay, 2 siêu du thuyền của tỉ phú Abramovich thoát hiểm (23/03/2022)

>   Những dấu hiệu đáng lo ngại của ngành bất động sản Trung Quốc (23/03/2022)

>   Chiến tranh, lạm phát và Covid khiến niềm tin của giới CEO Mỹ suy giảm (22/03/2022)

>   S&P rút lại tất cả xếp hạng tín nhiệm đối với các tổ chức tài chính Nga (22/03/2022)

>   Giá xăng tăng, siêu thị hết hàng, biểu tình: Cái giá phương Tây phải trả khi trừng phạt Nga (22/03/2022)

>   Toàn cầu hóa liệu có trở thành dĩ vãng? (22/03/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật