Thứ Ba, 22/03/2022 19:57

Chiến tranh, lạm phát và Covid khiến niềm tin của giới CEO Mỹ suy giảm

Cách đây vài tháng, các tổng giám đốc (CEO) doanh nghiệp Mỹ còn lạc quan chưa từng thấy, nhưng nay họ cắt giảm kế hoạch về tuyển dụng, đầu tư, cũng như hạ triển vọng về doanh thu...

CEO của hãng xe GM, bà Mary Barra, người đang giữ cương vị Chủ tịch Business Rountable - Ảnh: Reuters.

Nhưng trong bối cảnh hiện nay, với lạm phát cao dai dẳng, chiến tranh Nga-Ukraine, và một làn sóng Covid mới nổi lên ở châu Âu, sự lạc quan đó cũng giảm sút chóng mặt.

Tổ chức Business Roundtable có trụ sở ở Washington DC ngày 21/3 công bố kết quả cuộc khảo sát CEO Economic Outlook Survey cho thấy chỉ số niềm tin của giới CEO Mỹ sụt giảm trong quý 1 năm nay. Ngoài ra, các CEO tham gia cuộc khảo sát nói rằng họ cắt giảm kế hoạch về tuyển dụng về đầu tư, cũng như hạ triển vọng về doanh thu.

Business Rountable – tổ chức có thành viên là các CEO doanh nghiệp lớn nhất của Mỹ - nhấn mạnh rằng cuộc khảo sát vẫn cho thấy kế hoạch tuyển dụng và kỳ vọng tăng trưởng của các CEO Mỹ đang ở mức độ thuộc hàng mạnh trong lịch sử. Tuy nhiên, cuộc khảo sát được thực hiện trong khoảng thời gian từ 22/2-11/3 cũng phản ánh tâm trạng bi quan của giới lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ khi Nga mới bắt đầu cuộc tấn công quân sự nhằm vào Ukraine.

Từ khi cuộc chiến này bắt đầu vào hôm 24/2, ảnh hưởng kinh tế đã lan rộng. Phương Tây đã áp các biện pháp trừng phạt nghiêm ngặt lên Nga, dẫn tới nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng năng lượng, thực phẩm và các nguyên vật liệu chủ chốt khác.

Không chỉ lo ngại về tình hình Ukraine, cuộc khảo sát còn cho thấy rủi ro tiếp diễn từ Covid-19 và sự leo thang của lạm phát cũng đang tạo ra một thời kỳ bấp bênh kéo dài. Mối lo này nổi bật khi các CEO được hỏi về triển vọng của nửa sau năm 2022.

Kết quả khảo sát được công bố trước thềm một cuộc gặp vào tối ngày 21/3 giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và các thành viên của Business Rountable tại văn phòng của tổ chức vận động hành lang này ở Washington.

Trong một tuyên bố, CEO Josh Bolten của Business Roundtable kêu gọi Chính phủ Mỹ tiếp thêm sức mạnh cho nền kinh tế “trong giai đoạn bấp bênh này” bằng cách duy trì chính sách thuế cạnh tranh và môi trường pháp lý cởi mở. Ông Bolten cũng đề nghị các nhà hoạch định chính sách giải quyết vấn đề lạm phát bằng cách giảm thuế quan, thúc đẩy thương mại, khuyến khích sản xuất năng lượng trong nước, và hợp tác cùng lãnh đạo doanh nghiệp và các tổ chức công đoàn để giải toả sức ép chuỗi cung ứng.

CEO của hãng xe GM, bà Mary Barra, người đang giữ cương vị Chủ tịch Business Rountable, hối thúc Quốc hội Mỹ thông qua một dự luật về tăng cường đầu tư cho ngành sản xuất con chip trong nước, nhằm giải quyết tình trạng khai hiếm con chip. Cuộc khủng hoảng thiếu chip là một nguyên nhân quan trọng đẩy giá nhiều mặt hàng, từ thiết bị điện tử tới ô tô, leo thang và gây áp lực lạm phát trên toàn cầu.

Điệp Vũ

VnEconomy

Các tin tức khác

>   S&P rút lại tất cả xếp hạng tín nhiệm đối với các tổ chức tài chính Nga (22/03/2022)

>   Giá xăng tăng, siêu thị hết hàng, biểu tình: Cái giá phương Tây phải trả khi trừng phạt Nga (22/03/2022)

>   Toàn cầu hóa liệu có trở thành dĩ vãng? (22/03/2022)

>   Chủ tịch Powell: Lạm phát đang quá cao, Fed có thể nâng 50 điểm cơ bản (22/03/2022)

>   IMF: Kinh tế Ukraine đối mặt nguy cơ suy thoái sâu (22/03/2022)

>   Đồng tiền Nga và Ukraine đang bị ảnh hưởng như thế nào? (22/03/2022)

>   Nhìn lại những lần Mỹ áp trừng phạt với Nga (22/03/2022)

>   Nghịch lý 'Zero Covid-19' của Trung Quốc (21/03/2022)

>   30% nền kinh tế Ukraine ngưng hoạt động (21/03/2022)

>   Ngành bảo hiểm toàn cầu đối mặt chi phí bồi thường tăng vọt do chiến sự Ukraine (21/03/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật