Thứ Sáu, 11/03/2022 14:12

Mỹ xem xét chấm dứt quan hệ thương mại bình thường với Nga

Trong ngày 11/03, Mỹ, cùng với nhóm G7 và Liên minh châu Âu (EU), sẽ hành động để rút lại quy chế “tối huệ quốc (MFN) của Nga vì cuộc xung đột tại Ukraine, nguồn tin thân cận nói với Reuters.

Tổng thống Joe Biden sẽ công bố kế hoạch này tại Nhà Trắng vào lúc 10h15 ngày 11/03 (giờ Mỹ), một nguồn tin giấu tên cho biết.

Nhà Trắng cho biết ông Biden sẽ thông báo “các động thái để buộc Nga phải chịu trách nhiệm cho cuộc chiến vô cớ ở Ukraine”, nhưng không đưa ra thông tin chi tiết.

Tổng thống Joe Biden

Việc loại bỏ quy chế tối huệ quốc của Nga sẽ dọn đường để Mỹ và các đồng minh áp hàng rào thuế quan lên hàng loạt hàng hóa từ Nga, qua đó càng gia tăng áp lực lên một nền kinh tế vốn đang chuẩn bị bước vào “suy thoái nghiêm trọng”.

Động thái trên diễn ra sau khi họ tung ra hàng loạt lệnh trừng phạt chưa từng có tiền lệ, các biện pháp xuất khẩu nhằm ép buộc Tổng thống Vladimir Putin chấm dứt cuộc chiến tại Ukraine.

Mỗi quốc gia sẽ thực hiện thay đổi về quy chế với Nga dựa trên quy trình của chính quốc gia đó, dựa trên nguồn tin thân cận.

Tại Mỹ, việc chấm dứt “Quan hệ Thương mại Bình thường Vĩnh viễn” (PNTR) sẽ cần có sự chấp thuận của Quốc hội Mỹ. Tuy vậy, các nhà làm luật ở lưỡng viện đều đã lên tiếng ủng hộ phương án này, hai quan chức cho biết.

“Tổng thống Biden và chính quyền Mỹ đánh giá cao sự dẫn dắt của Quốc hội và lời kêu gọi chấm dứt ‘Quan hệ Thương mại Bình thường Vĩnh viễn’”, một quan chức cho biết, đồng thời nói thêm Nhà Trắng sẽ làm việc với các nhà làm luật về phương án rút lại quy chế “Tối huệ quốc” của Nga.

Theo Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ, trong năm 2019, Nga là đối tác thương mại lớn thứ 26 của Mỹ, với kim ngạch thương mại song phương đạt khoảng 28 tỷ USD.

Các mặt hàng nhập khẩu hàng đầu từ Nga bao gồm khoáng sản nhiên liệu, kim loại quý và đá, sắt thép, phân bón và hóa chất vô cơ.

Tất cả các mặt hàng này có thể phải chịu mức thuế cao hơn nếu Quốc hội Mỹ thông qua việc bãi bỏ quy chế trên.

Trước đó, Tổng thống Biden đã thông báo áp đặt lệnh cấm nhập khẩu dầu và các nguồn năng lượng khác của Nga.

Các biện pháp trừng phạt sâu rộng chưa từng có nhằm vào ngân hàng và giới tinh hoa của Nga, song song với lệnh hạn chế xuất khẩu, đã ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế Nga.

Hiện Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo nền kinh tế Nga sẽ rơi vào "suy thoái sâu" trong năm nay.

Tuy nhiên, ngày 10/03, Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào nước này liên quan vấn đề Ukraine sẽ gây bất ổn các thị trường năng lượng và thực phẩm toàn cầu, đẩy giá lương thực, thực phẩm toàn cầu tăng cao vì Nga là một trong những nhà sản xuất phân bón hàng đầu thế giới. Ông cũng khẳng định Nga sẽ vượt qua khủng hoảng và sẽ mạnh mẽ hơn.

Cũng trong ngày 11/03, Chính phủ Nhật Bản thông báo sẽ đóng băng tài sản của 3 ngân hàng Belarus, vài ngày sau khi các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) nhất trí loại các ngân hàng này khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT do vai trò của chính quyền Minsk trong chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine.

Theo Bộ Ngoại giao Nhật Bản, ba ngân hàng nói trên là Belagroprombank, Bank Dabrabyt và Ngân hàng Phát triển Cộng hòa Belarus.

Vũ Hạo (Theo Reuters)

FILI

Các tin tức khác

>   Các tập đoàn sản xuất vũ khí lặng lẽ bỏ túi hàng tỷ USD từ cuộc chiến Ukraine (11/03/2022)

>   Nga có thể quốc hữu hóa các công ty nước ngoài? (11/03/2022)

>   Kinh tế Nga nhận tin tích cực từ Trung Quốc giữa bão trừng phạt (11/03/2022)

>   Pháp: Việc Ukraine gia nhập EU không phải vấn đề 'một sớm, một chiều' (11/03/2022)

>   Lạm phát của Mỹ tăng mạnh nhất trong 40 năm (11/03/2022)

>   Kinh tế Trung Quốc lung lay vì cú sốc từ giá dầu và dịch bệnh (11/03/2022)

>   NHTW châu Âu bất ngờ muốn kết thúc chương trình mua tài sản sớm hơn dự báo (11/03/2022)

>   Nga thừa nhận nền kinh tế nước này đang trải qua cú sốc (10/03/2022)

>   Anh phong tỏa tài sản của chủ câu lạc bộ Chelsea Roman Abramovich (10/03/2022)

>   Nhật Bản sẽ không cấm nhập khẩu dầu từ Nga (10/03/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật