Thứ Sáu, 11/03/2022 09:00

NHTW châu Âu bất ngờ muốn kết thúc chương trình mua tài sản sớm hơn dự báo

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cho biết họ dự định kết thúc chương trình mua trái phiếu vào tháng 9/2022 (sớm hơn dự kiến), đánh dấu một bước tiến quan trọng hướng tới giai đoạn nâng lãi suất để kìm hãm đà tăng của lạm phát.

Trong một tuyên bố, ECB cho biết họ sẽ giữ nguyên lãi suất nhưng sẽ dọn đường cho khả năng nâng lãi suất trước khi kết thúc năm 2022. Bất kỳ đợt nâng lãi suất nào cũng sẽ diễn ra sau khi kết thúc chương trình mua trái phiếu “một khoảng thời gian” và sẽ diễn ra từ từ, ECB cho biết.

Xét chung, ECB thể hiện quyết tâm rút lại các chính sách tiền tệ siêu nới lỏng đã đưa ra trong vài năm gần đây. Họ bộc lộ rõ quan ngại ngày càng sâu sắc về lạm phát, vốn ở mức gần 6% tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).

Các ngân hàng trung ương lớn, bao gồm Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), báo hiệu rằng họ muốn bắt đầu nâng lãi suất để kìm hãm lạm phát – vốn đã lên mức cao nhất trong nhiều thập kỷ qua ở nhiều khu vực.

Cuộc chiến Nga-Ukraine càng làm phức tạp những tính toán của các NHTW, nhất là ở Eurozone, nơi có biên giới sát với Nga và Ukraine. Chưa hết, châu Âu còn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung dầu khí của Nga.

Tuy nhiên, động thái của ECB cho thấy họ đã tập trung sang lạm phát – vốn nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng theo đà leo dốc của giá năng lượng.

Lợi suất trái phiếu Eurozone tăng sau thông báo trên, với lợi suất trái phiếu Chính phủ Đức kỳ hạn 10 năm tăng lên 0.26%, trái phiếu của Italy kỳ hạn 10 năm tăng vọt từ 1.677% lên 1.886%.

Trong khi đó, đồng Euro giảm 0.5% so với USD, xóa sạch đà tăng sau khi ECB đưa ra thông báo. Các chỉ số chứng khoán châu Âu tiếp tục đà giảm. Chỉ số Stoxx 600 giảm 1.6%, còn DAX của Đức sụt 3%.

ECB cho biết các khoản mua ròng trái phiếu sẽ ở mức 40 tỷ Euro (44 tỷ USD) trong tháng 4/2022, sau đó giảm về 30 tỷ Euro trong tháng 5 và 20 tỷ Euro trong tháng 6/2022. Chương trình mua trái phiếu sẽ chấm dứt trong quý 3/2022 nếu “các dữ liệu sắp tới củng cố cho dự báo lạm phát trung hạn sẽ không suy yếu”, ECB cho biết trong tuyên bố.

Xung đột tại Ukraine đang mang lại cú sốc cho châu Âu, làm gia tăng khả năng xảy ra kịch bản lạm phát đình đốn (stagflation) – tức tăng trưởng chậm đi kèm với lạm phát cao. Rủi ro suy thoái lại ngày càng cao khi xuất khẩu của châu Âu bị ảnh hưởng, chuỗi cung ứng thêm căng thẳng và giá năng lượng cũng như hàng hóa tăng cao với các hộ gia đình.

Trong ngắn hạn, nhiều khả năng xung đột Nga-Ukraine sẽ đẩy lạm phát tại Eurozone tăng thêm. Trong tháng 2/2022, lạm phát tại Eurozone ở mức 5.8%, gần gấp 3 lần mục tiêu 2% của ECB.

Ở Mỹ, Chủ tịch Fed Jerome Powell dự định nâng lãi suất 0.25 điểm phần trăm tại cuộc họp tuần tới, qua đó chấm dứt lời đồn đoán về đợt nâng lãi suất 0.5 điểm phần trăm.

Vũ Hạo (Theo WSJ)

FILI

Các tin tức khác

>   Nga thừa nhận nền kinh tế nước này đang trải qua cú sốc (10/03/2022)

>   Anh phong tỏa tài sản của chủ câu lạc bộ Chelsea Roman Abramovich (10/03/2022)

>   Nhật Bản sẽ không cấm nhập khẩu dầu từ Nga (10/03/2022)

>   Các hãng cho thuê máy bay có thể mất 10 tỷ USD vì phi cơ bị kẹt ở Nga (10/03/2022)

>   Hàn Quốc có tổng thống mới (10/03/2022)

>   Hàng trăm tàu hàng mắc kẹt, trúng tên lửa vì giao tranh Nga - Ukraine (10/03/2022)

>   Kinh tế thế giới sẽ ra sao nếu giá dầu vượt 160 USD/thùng? (10/03/2022)

>   Xung đột Nga-Ukraine có thể “đốn gục” kinh tế châu Âu (09/03/2022)

>   Thế giới sẽ ứng phó ra sao nếu thiếu dầu từ Nga? (09/03/2022)

>   Nga hạn chế xuất khẩu một số nguyên vật liệu thô (09/03/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật