Thứ Hai, 28/03/2022 20:35

Bài cập nhật 

Góc nhìn 29/03: Cần xác định điểm cân bằng mới?

Sau phiên giảm điểm 28/03, các công ty chứng khoán (CTCK) cho rằng đà tăng trong ngắn hạn của VN-Index đã kết thúc và chỉ số cần xác định điểm cân bằng mới.

Áp lực bán dày đặc ở vùng 1,500 điểm

CTCK Vietcombank (VCBS): VCBS cho rằng việc VN-Index giảm mạnh với thanh khoản lớn trong phiên 28/03 thể hiện tâm lý tiêu cực của nhà đầu tư trong bối cảnh tranh chấp giữa Nga và Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Mặt khác, diễn biến trên thị trường chứng khoán trong nước cho thấy áp lực bán ở nhiều nhóm cổ phiếu vẫn còn tồn tại khá dày đặc ở vùng điểm số 1,500 điểm, đặc biệt là ở những nhóm ngành đã ghi nhận nhịp tăng nóng trong giai đoạn những tháng cuối năm 2021.

Dưới góc nhìn kỹ thuật, chỉ số đang nằm dưới các đường trung bình động 20 và 50 ngày, cho thấy xu hướng giảm điểm nhiều khả năng sẽ vẫn tiếp diễn trong ngắn hạn.

Xu hướng ngắn hạn có phần trung tính

CTCK KB Việt Nam (KBSV): KBSV nhận định việc VN-Index thoái lui sau khi thử thách cận trên của dải đi ngang theo mẫu hình tam giác cân khiến xu hướng ngắn hạn đang có phần trung tính. Thêm vào đó, sau một nhịp điều chỉnh, chỉ số đã quay xuống điểm chính giữa của mô hình và vùng điểm hiện tại đang không cung cấp nhiều tín hiệu giao dịch cho nhà đầu tư.

KBSV khuyến nghị nhà đầu tư tranh thủ các nhịp hồi phục để cân bằng lại tỷ trọng ở mức trung bình thấp và có thể kết hợp với việc tái cơ cấu cho vị thế nắm giữ.

Hồi phục về ngưỡng 1,500 điểm trong kịch bản tích cực

CTCK Sài Gòn – Hà Nội (SHS): SHS trên góc độ kỹ thuật nhận định, tuy giảm khá mạnh trong phiên đầu tuần, nhưng chỉ số VN-Index vẫn kết phiên trong vùng hỗ trợ 1,480-1,485 điểm (MA20-50) như một sự chờ đợi các tin tức tiếp theo trong tối và đêm 28/03 trước khi thoát khỏi vùng này.

Trong kịch bản tích cực, trong phiên giao dịch 29/03, VN-Index có thể ngay lập tức hồi phục trở lại để hướng đến ngưỡng kháng cự tâm lý 1,500 điểm. Nhưng trong kịch bản tiêu cực, VN-Index có thể đánh mất vùng hỗ trợ kể trên để lui về các vùng giá thấp hơn để tìm kiếm lực cầu bắt đáy.

Tuy nhiên, trong bất kỳ kịch bản nào, nhà đầu tư nếu đã tham gia mua vào trong vùng hỗ trợ 1,425-1,450 điểm có thể tiếp tục nắm giữ. Nếu thị trường rơi mạnh về vùng hỗ trợ kể trên sẽ là cơ hội để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục.

Thị trường cần xác nhận vùng cân bằng mới

CTCK Tân Việt (TVSI): TVSI cho rằng áp lực bán từ nhóm BĐS ngày 28/03 tăng cao đi kèm đà giảm mạnh của các mã cổ phiếu dẫn đầu, cho thấy nhóm BĐS đã mất tính dẫn dắt của tuần trước đó. Tuy nhiên, một số nhóm ngành mạnh mẽ vẫn đang duy trì đà tăng tích cực như bán lẻ, hóa chất hay một số nhóm ngành đã có tín hiệu tăng giá vào cuối phiên như BĐS - KCN, dầu khí và cảng biển, điều này cho thấy tín hiệu chuyển dịch của dòng tiền. VN-Index giảm từ kháng cự trên 1,515 điểm, cho thấy nhịp tăng giá phục hồi đã kết thúc và đà giảm quay trở lại, xu hướng tăng giá ngắn hạn đã kết thúc, thị trường sẽ cần xác nhận vùng cân bằng mới trong các phiên tới.

TVSI đánh giá rằng VN-Index vẫn đang giữ xu hướng đi ngang trung hạn. Trong ngắn hạn, VN-Index quay trở lại xu hướng đi ngang với kháng cự trên là vùng 1,510-1,515 điểm và hỗ trợ mạnh phía dưới ở quanh vùng 1,430-1,450 điểm.

Cần chú ý vùng hỗ trợ 1,475-1,480 điểm

CTCK Asean (Aseansc): Aseansc đánh giá xu hướng ngắn hạn của thị trường có thể trở nên tiêu cực hơn nếu vùng hỗ trợ 1,475-1,480 điểm bị phá vỡ. Dự báo trong phiên giao dịch 29/03, lực cầu tại vùng hỗ trợ gần 1,475-1,480 điểm có thể giúp chỉ số VN-Index hồi phục trở lại trong phiên sáng, để kiểm tra vùng kháng cự gần 1,485-1,490 điểm, và xa hơn là vùng kháng cự 1,495-1,500 điểm.

Thượng Ngọc

FILI

Các tin tức khác

>   Tổng giám đốc WTO: Thế giới phải tìm cách ngăn chặn một cuộc khủng hoảng lương thực (02/04/2022)

>   Có nên tích lũy NKG, MSN, QTP? (28/03/2022)

>   Góc nhìn tuần 28/03-01/04: Tiếp tục tích lũy? (27/03/2022)

>   Chuyên gia HSC: Ngành tiêu dùng - bán lẻ đang hưởng lợi, mảng đồ gia dụng còn nhiều tiềm năng (24/03/2022)

>   Góc nhìn 25/03: Hồi phục trở lại? (24/03/2022)

>   SSI Research: Cơ hội ngắn hạn với ngành phân bón khi giá ure có thể đạt đỉnh trong tháng 3 (24/03/2022)

>   Góc nhìn 24/03: Điều chỉnh là cơ hội tăng tỷ trọng cổ phiếu (23/03/2022)

>   Góc nhìn 23/03: Tiếp tục đà tăng? (22/03/2022)

>   Góc nhìn 22/03: Rung lắc tại 1,500 điểm? (21/03/2022)

>   Mua FCN, KHG, VTP liệu có khả quan? (21/03/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật