Thứ Năm, 24/03/2022 20:15

Bài cập nhật

Góc nhìn 25/03: Hồi phục trở lại?

SHS cho rằng tuy đánh mất ngưỡng tâm lý 1,500 điểm sau phiên 24/03 nhưng VN-Index vẫn kết phiên trên vùng hỗ trợ 1,485-1,490 điểm (MA20-50) nên xu hướng vẫn được duy trì, tuy có sự suy yếu nhẹ. Do đó, trong phiên giao dịch cuối tuần 25/03, VN-Index có thể sẽ hồi phục trở lại nhằm lấy lại ngưỡng tâm lý 1,500 điểm.

Có thể tận dụng nhịp điều chỉnh để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu

 

CTCK Yuanta Việt Nam: Chỉ số VN-Index có phiên giảm thứ 2 liên tiếp với mức giảm 0.27% dừng tại 1498.26 điểm trong khi HNX-Index ngược chiều tăng 0.15%, chỉ số Upcom-Index tăng 0.59%. Giá trị giao dịch khớp lệnh ghi nhận đạt 28,722 tỷ đồng trên cả 3 sàn.

Nhóm bluechips tiếp tục suy yếu với 21 mã giảm và chỉ 7 mã tăng trong rổ chỉ số VN30-Index. VHM (-1.9%) ghi nhận phiên giảm thứ 2 liên tiếp trong khi VCB (-1.6%), NVL (-1.2%), GVR (-1.4%), STB (-1%) giảm giá trở lại. Ở chiều ngược lại, PDR (+4%), PNJ (+1.8%) hay VJC (+2.1%) đi ngược chỉ số trong phiên 24/3.

Một số cổ phiếu vốn hóa vừa giao dịch khá tích cực và duy trì đà tăng mạnh như BCG (+7%), AAA (+6.9%), APG (+6.9%), IJC (+3.8%), VGC (+6.8%)…

Khối ngoại bán ròng nhẹ với hơn 130 tỷ đồng trong đó DXG (166 tỷ), VNM (128 tỷ), HPG (90 tỷ) dẫn đầu ở chiều bán ròng. Ở chiều ngược lại, khối ngoại mua ròng mạnh tại DGC (358 tỷ), VHC (50 tỷ), VGC (41 tỷ).

Yuanta cho rằng thị trường có thể quay trở lại đà tăng và chỉ số VN-Index có thể sẽ kiểm định lại mức kháng cự 1,512 điểm trong phiên tới. Đồng thời, dòng tiền vẫn đang phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu và dòng tiền vẫn giao dịch với quy mô thấp do nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn vẫn chưa xác nhận xu hướng tăng rõ ràng trong ngắn hạn, trong khi đó dòng tiền chủ yếu tập trung ở nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ. Ngoài ra, chỉ báo tâm lý ngắn hạn tiếp tục tăng cho thấy chiến lược ngắn hạn chủ đạo là tăng dần tỷ trọng cổ phiếu.

Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức TĂNG. Do đó, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tận dụng nhịp điều chỉnh để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu.

Chỉ số có thể tìm về vùng hỗ trợ quanh 1,488 điểm?

CTCK Agribank (Agriseco): Về phân tích kỹ thuật, chỉ số VN-Index tiếp tục chịu sức ép tại vùng cản và quay đầu về lấp gap như nhận định. Với việc chạm quanh ngưỡng EMA34 và bật lại với chân nến thấp, thể hiện lực cầu vẫn còn yếu. Do đó, dự báo cho phiên 25/3, Agriseco cho rằng chỉ số có thể tìm về vùng hỗ trợ quanh 1,488 điểm để kiểm định lực cầu 1 lần nữa. Nhà đầu tư được khuyến nghị tiếp tục nắm giữ với các mã cổ phiếu có nền tảng tốt. 

Dòng tiền đang hướng về cổ phiếu nhỏ?

CTCK MB (MBS): Với độ rộng thị trường tương đối cân bằng dù chỉ số VN-Index cũng như nhóm bluechips điều chỉnh, MBS cho rằng thị trường đang có sự phân hóa rõ nét với cơ hội tập trung chủ yếu ở nhóm cổ phiếu nhỏ. Nhà đầu tư tiếp tục lưu ý đến nhóm cổ phiếu có triển vọng kinh doanh quý 1 khả quan nhờ được hưởng lợi từ giá hàng hóa cơ bản như Thép, thủy sản, phân bón,…

 

Hạ tỷ trọng

CTCK Đông Á (DAS): Sau nhịp tăng hơn 60 điểm chỉ trong 6 phiên giao dịch, VN-Index gặp áp lực chốt lời. Trong phiên 24/03, VN-Index không thành công trong việc giữ trên 1,500 điểm, các tín hiệu bán ra ngày càng nhiều trên các nhóm cổ phiếu ví dụ như bất động sản, dầu khí, chứng khoán, thép đã cho nhà đầu tư có xu hướng bán ra mạnh hơn, thị trường bước vào nhịp điều chỉnh ngắn hạn. Lựa chọn hợp lý lúc này là chốt lời các cổ phiếu đã đạt kỳ vọng, hạn chế sử dụng margin và theo dõi thêm xu hướng thị trường.

DAS khuyến nghị nhà đầu tư hạ tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục, theo dõi xu hướng thị trường. Trong phiên giao dịch cuối tuần 25/03 tới chỉ mua mới khi có mức giá điều chỉnh hấp dẫn.

Tiếp tục giằng co quanh mốc 1,500

CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSI): VN-Index tiếp tục giảm hơn 4 điểm trong phiên 24/03, quay trở về đóng cửa dưới mốc 1,500 do sự giảm điểm đến từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn khi 21/30 mã trong nhóm VN30 chìm trong sắc đỏ. Tuy nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ phiên 24/03 có một phiên giao dịch tích cực, nhưng không đủ sức để kéo chỉ số tăng điểm. Độ rộng thị trường khá cân bằng với 10/19 ngành tăng điểm.

Về giao dịch của khối ngoại, phiên 24/03 khối này bán ròng trên cả hai sàn HOSEHNX. Trong những phiên sắp tới kể từ 25/03, VN-Index có thể sẽ tiếp tục giằng co trong biên độ ±15 điểm quanh mốc 1,500.

Kiểm tra vùng hỗ trợ gần 1,490-1,495 điểm

CTCK Asean (Aseansc): Thị trường phiên 24/03 ghi nhận phiên điều chỉnh nhẹ thứ 2, do áp lực chốt lời tăng mạnh ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, trong bối cảnh thanh khoản giảm khá và thấp hơn trung bình 20 phiên. Dựa trên những diễn biến của thị trường, Aseansc cho rằng các nhịp rung lắc có thể tiếp tục diễn ra trong một vài phiên tới kể từ 25/03.

Aseansc dự báo trong phiên giao dịch 25/03 tới, chỉ số VN-Index sẽ có quán tính giảm điểm trong phiên sáng để VN-Index kiểm tra vùng hỗ trợ gần 1,490-1,495 điểm, và xa hơn là vùng hỗ trợ 1,480-1,485 điểm. Sự giằng co được kỳ vọng sẽ xuất hiện ở vùng giá thấp và có thể giúp chỉ số có sự hồi phục nhất định sau đó, trước khi có sự phân định xu hướng rõ ràng hơn về cuối ngày.

Gia tăng tỷ trọng

CTCK KB Việt Nam (KBSV): Sau những nỗ lực hồi phục bất thành trong phiên, VN-Index dần suy yếu và đảo chiều giảm điểm về cuối phiên 24/03. Vùng cản then chốt quanh 1,520 tiếp tục gây áp lực lên chỉ số và rủi ro mở rộng nhịp điều chỉnh trong phiên kế tiếp đang có phần lấn át. Mặc dù vậy, với xu hướng tăng điểm đang đóng vai trò chủ đạo, KBSV cho rằng cơ hội hồi phục sau đó vẫn được đánh giá cao chừng nào vùng hỗ trợ gần quanh 148x tiếp tục được giữ vững. KBSV khuyến nghị nhà đầu tư gia tăng tỷ trọng vị thế trading khi chỉ số điều chỉnh về quanh vùng hỗ trợ đối với các cổ phiếu mục tiêu.

Khả quan trong ngắn hạn

CTCK Mirae Asset: Mặc dù đóng cửa dưới ngưỡng 1,500 điểm, nhưng điều đó không ảnh hưởng tới điểm số đánh giá kỹ thuật của VN-Index khi chỉ số này tiếp tục giữ mức 6 điểm, với trạng thái khả quan trong ngắn hạn.

Hồi phục trở lại

CTCK Sài Gòn - Hà Nội (SHS): Trên góc độ kỹ thuật, tuy đánh mất ngưỡng tâm lý 1,500 điểm sau phiên 24/03 nhưng VN-Index vẫn kết phiên trên vùng hỗ trợ 1,485-1,490 điểm (MA20-50) nên xu hướng vẫn được duy trì, tuy có sự suy yếu nhẹ.

Do đó, trong phiên giao dịch cuối tuần 25/03, VN-Index có thể sẽ hồi phục trở lại nhằm lấy lại ngưỡng tâm lý 1,500 điểm. Những nhà đầu tư đã tham gia mua vào trong tuần trước khi thị trường giảm về vùng hỗ trợ 1,425-1,450 điểm như khuyến nghị có thể tiếp tục nắm giữ danh mục hiện tại.

Minh Hồng

FILI

Các tin tức khác

>   SSI Research: Cơ hội ngắn hạn với ngành phân bón khi giá ure có thể đạt đỉnh trong tháng 3 (24/03/2022)

>   Góc nhìn 24/03: Điều chỉnh là cơ hội tăng tỷ trọng cổ phiếu (23/03/2022)

>   Góc nhìn 23/03: Tiếp tục đà tăng? (22/03/2022)

>   Góc nhìn 22/03: Rung lắc tại 1,500 điểm? (21/03/2022)

>   Mua FCN, KHG, VTP liệu có khả quan? (21/03/2022)

>   Góc nhìn tuần 21-25/03: Cân nhắc thận trọng với các vị thế mua đuổi giá cao? (20/03/2022)

>   Góc nhìn 18/03: Biến động mạnh? (17/03/2022)

>   Giao dịch thế nào trong thị trường Kangaroo? (16/03/2022)

>   Góc nhìn 17/03: Giằng co trong phiên đáo hạn phái sinh? (16/03/2022)

>   VN-Index: Sự trở lại của bầy gấu? (16/03/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật