Thứ Ba, 22/03/2022 06:53

Dầu vọt hơn 7% khi EU cân nhắc cấm vận dầu Nga

Giá dầu vọt hơn 7% vào ngày thứ Hai (21/3), với dầu Brent vượt mốc 115 USD/thùng, khi các quốc gia Liên minh châu Âu (EU) xem xét tham gia cùng Mỹ trong lệnh cấm vận dầu của Nga và sau cuộc tấn công hồi cuối tuần vào các cơ sở dầu mỏ của Ả-rập Xê-út.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Hai, hợp đồng dầu Brent tiến 7.12% lên 115.62 USD/oz. Hợp đồng dầu WTI cộng 7.09% lên 112.12 USD/thùng.

Chính phủ các quốc gia EU sẽ xem xét liệu có nên áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ đối với Nga vì cuộc tấn công vào Ukraine hay không khi nhóm họp trong tuần này với Tổng thống Mỹ Joe Biden, trong một loạt hội nghị thượng đỉnh được tổ chức nhằm có phản ứng cứng rắn hơn từ phương Tây đối với Moscow.

John Kilduff, một đối tác tại Again Capital LLC, nhận định: “Đó có thể là bờ vực cho những vấn đề về nguồn cung”.

Với rất ít dấu hiệu cho thấy xung đột dịu bớt, trọng tâm hiện nay trở lại là liệu thị trường có thể tìm thấy nguồn thay thế dầu của Nga vì các lệnh trừng phạt hay không.

Susannah Streeter, Chuyên gia phân tích thị trường cấp cao tại Hargreaves Lansdown, chia sẻ: “Sự lạc quan đang dần mất đi về tiến triển trong các cuộc đàm phán hòa bình Nga – Ukraine, và điều đó sẽ đẩy giá dầu theo xu hướng tăng”.

Hồi cuối tuần qua, các cuộc tấn công của phiến quân Houthi đã làm sụt giảm tạm thời sản lượng tại một liên doanh nhà máy lọc dầu của Saudi Aramco ở Yanbu, làm tăng thêm lo ngại về một thị trường sản phẩm dầu bất ổn, nơi Nga là nhà cung cấp chính và dự trữ toàn cầu đang ở mức thấp trong nhiều năm.

Ả-rập Xê-út cho biết vào ngày thứ Hai rằng sẽ không chịu trách nhiệm cho bất kỳ sự thiếu hụt dầu nào trên toàn cầu sau các cuộc tấn công trên, trong một dấu hiệu cho thấy Ả-rập Xê-út đang ngày càng thất vọng với cách xử lý của Washington đối với Yemen và Iran.

Báo cáo mới nhất từ Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh bao gồm Nga, được gọi là nhóm OPEC+, cho thấy một số nhà sản xuất vẫn đang thiếu so với hạn ngạch nguồn cung đã thỏa thuận.

Giá dầu cũng nhạy cảm với việc Hồng Kông dỡ bỏ các lệnh hạn chế vì Covid-19, điều này có thể làm tăng nhu cầu, và để phản ứng với danh sách ngày càng nhiều các công ty Mỹ rút khỏi Nga – bao gồm Baker Hughes, ExxonMobil, Shell, và BP.

An Trần (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   EU cân nhắc áp lệnh cấm vận với dầu từ Nga (21/03/2022)

>   Giá dầu tăng 3% khi IEA kêu gọi giảm tiêu thụ năng lượng (21/03/2022)

>   Giá xăng giảm hơn 600 đồng/lít từ 15h ngày 21/3 (21/03/2022)

>   Thế giới cần giảm tiêu thụ cần 3 triệu thùng dầu/ngày để giá dầu “hạ nhiệt” (21/03/2022)

>   Giá xăng đến ngày giảm mạnh sau 7 lần tăng liên tiếp (20/03/2022)

>   Xăng dầu 'chung mâm' với bia rượu, thuốc lá? (19/03/2022)

>   Chuyên gia: 'Đà tăng của giá dầu vẫn chưa kết thúc' (19/03/2022)

>   Dầu giảm 2 tuần liên tiếp bất chấp sự khởi sắc trong phiên (19/03/2022)

>   Cú sốc nguồn cung hàng hóa từ xung đột Nga-Ukraine (18/03/2022)

>   Đây là lý do giá dầu tăng vọt trở lại: Nga có thể mất 1/3 sản lượng sau vài tuần nữa (18/03/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật