Thứ Hai, 21/03/2022 15:19

EU cân nhắc áp lệnh cấm vận với dầu từ Nga

Các Chính phủ thuộc Liên minh châu Âu (EU) sẽ cân nhắc về việc áp lệnh cấm vận với dầu từ khi khi nhóm họp với Tổng thống Mỹ Joe Biden trong tuần này.

Nhằm gây áp lực để buộc Nga phải chấm dứt hoạt động quân sự tại Ukraine, EU cùng với đồng minh phương Tây đã áp đặt hàng loạt biện pháp trừng phạt lên Moscow, bao gồm đóng băng tài sản của NHTW Nga và chặn một số ngân hàng Nga tiếp cận tới hệ thống SWIFT.

“Chúng tôi đang lên kế hoạch cho vòng trừng phạt thứ 5 và nhiều cái tên mới đã được đề xuất”, một quan chức EU cấp cao cho biết.

Bộ trưởng Ngoại giao các nước EU sẽ tiến hành thảo luận trong ngày 21/03, trước khi Tổng thống Mỹ Biden đến Brussels vào ngày 24/3 để tham dự hội nghị thượng đỉnh với các nước NATO, EU và nhóm G7, trong đó có Nhật Bản.

Cho đến nay, Nga vẫn chưa “hồi tâm chuyển ý” với Ukraine bất chấp bốn đợt trừng phạt của EU được áp đặt, trong đó bao gồm 685 người Nga và Belarus, cũng như tài chính và thương mại của Nga, trong ba tuần qua.

Điều đó khiến EU đứng trước sự lựa chọn khó khăn nhất về mặt kinh tế là có nên áp lệnh cấm vận với dầu của Nga hay không, như những gì Mỹ và Anh đã làm. EU tới nay chưa đưa ra biện pháp trừng phạt  do khu vực này phụ thuộc nhiều vào khí đốt của Nga.

Các nhà ngoại giao cho hay các nước Baltic bao gồm Lithuania đang kêu gọi áp lệnh cấm vận, coi đây là bước đi hợp lý tiếp theo, trong khi Đức cảnh báo không nên hành động quá nhanh vì giá năng lượng vốn đã cao ở châu Âu.

Nga cảnh báo việc EU áp lệnh cấm vận với dầu của Nga có thể khiến nước này phải đóng cửa một đường ống dẫn khí đốt lớn tới châu Âu. Nga cung cấp tới 40% lượng khí đốt tại châu Âu, trong đó Đức là một trong những nước phụ thuộc nhiều nhất trong các nền kinh tế lớn của EU. Đức cũng là nước mua dầu thô Nga lớn nhất trong các nước EU.

Bulgaria, quốc gia gần như hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn cung cấp khí đốt từ Gazprom của Nga, cho biết nước này có thể tìm cách từ chối tham gia vào vòng trừng phạt này. Nhà máy lọc dầu duy nhất của Bulgaria cũng thuộc sở hữu của LUKOIL của Nga và cung cấp hơn 60% nhiên liệu được sử dụng ở quốc gia Balkan này.

Tất cả các quyết định trừng phạt của EU đều cần có sự đồng thuận. Pháp, nước đứng đầu nhiệm kỳ chủ tịch kéo dài 6 tháng của EU, có thể sẽ có vai trò quan trọng. Tổng thống Emmanuel Macron đã nói rằng nếu tình hình ở Ukraine tồi tệ hơn thì sẽ không có bất kỳ "điều cấm kỵ" nào về các biện pháp trừng phạt.

Vũ Hạo (Theo Reuters)

FILI

Các tin tức khác

>   Giá dầu tăng 3% khi IEA kêu gọi giảm tiêu thụ năng lượng (21/03/2022)

>   Giá xăng giảm hơn 600 đồng/lít từ 15h ngày 21/3 (21/03/2022)

>   Thế giới cần giảm tiêu thụ cần 3 triệu thùng dầu/ngày để giá dầu “hạ nhiệt” (21/03/2022)

>   Giá xăng đến ngày giảm mạnh sau 7 lần tăng liên tiếp (20/03/2022)

>   Xăng dầu 'chung mâm' với bia rượu, thuốc lá? (19/03/2022)

>   Chuyên gia: 'Đà tăng của giá dầu vẫn chưa kết thúc' (19/03/2022)

>   Dầu giảm 2 tuần liên tiếp bất chấp sự khởi sắc trong phiên (19/03/2022)

>   Cú sốc nguồn cung hàng hóa từ xung đột Nga-Ukraine (18/03/2022)

>   Đây là lý do giá dầu tăng vọt trở lại: Nga có thể mất 1/3 sản lượng sau vài tuần nữa (18/03/2022)

>   Dầu vọt hơn 7% trước cảnh báo thiếu hụt nguồn cung (18/03/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật