Thứ Hai, 21/03/2022 14:58

Giá dầu tăng 3% khi IEA kêu gọi giảm tiêu thụ năng lượng

Giá dầu lại tăng mạnh trong ngày 21/03 sau khi cuộc đàm phán Nga-Ukraine dường như không có dấu hiệu tiến triển và thị trường lo ngại về tình trạng thiếu hụt nguồn cung. Mới đây, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) kêu gọi giảm bớt nhu cầu dầu.

Tính tới lúc 14h30 ngày 21/03 (giờ Việt Nam), hợp đồng dầu Brent tương lai tăng mạnh 3% lên 111.46 USD/thùng, còn hợp đồng dầu WTI tương lai tiến 108.25 USD/thùng.

Giá dầu biến động mạnh trong những tuần gần đây, tăng mạnh lên gần 140 USD/thùng nhưng sau đó lại lao dốc hơn 20% trong tuần trước.

Trong một báo cáo công bố vào ngày 21/03, Mizuho Bank cho biết hai yếu tố đang đẩy giá dầu tăng mạnh: Sự bất ổn xoay quanh xung đột Nga-Ukraine cũng như hy vọng đợt bùng phát dịch ở Trung Quốc không gây tác động mạnh như dự báo. Thâm Quyến đã mở cửa một phần trở lại trong ngày 18/03 khi 5 quận tại thành phố này đã được cho phép hoạt động và các phương tiện công cộng cũng được phép hoạt động, theo Reuters.

Đàm phán hòa bình giữa các quan chức Ukraine và Nga tới nay chưa đạt tiến triển lớn. Dù vậy, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenksyy đã lên tiếng kêu gọi tổ chức vòng đàm phán mới với Moscow.

“Nếu nỗ lực đàm phán thất bại, thì điều này có nghĩa đây sẽ là chiến tranh thế giới thứ ba”, ông Zelenskyy cho biết trong cuộc phỏng vấn vào ngày 20/03.

“Nếu đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine đổ vỡ thì giá dầu sẽ tiếp tục tăng mạnh”, Brian Martin và Daniel Hynes, Chuyên viên phân tích tại ANZ Research, viết trong báo cáo ngày 21/03.  

Trong khi đó, tình trạng thiếu hụt cung tiếp tục gây lo ngại cho các thành phần tham gia thị trường và thôi thúc IEA kêu gọi đưa ra các biện pháp khẩn cấp để giảm bớt tiêu thụ dầu.

Xung đột Nga-Ukraine châm ngòi cho nỗi lo về tình trạng gián đoạn nguồn cung vì các biện pháp trừng phạt đối với dầu khí của Nga. Anh và Liên minh châu Âu (EU) cho biết họ sẽ dần dần loại bỏ nhập khẩu dầu từ Nga. Nga cung cấp 11% lượng dầu và 17% khí trên toàn cầu trong năm 2021 và tới 40% lượng tiêu thụ khí đốt tại châu Âu đến từ Nga, theo dữ liệu từ Goldman Sachs.

Các Chính phủ EU dự kiến họp với Tổng thống Mỹ Joe Biden trong tuần này khi EU cân nhắc cấm nhập khẩu dầu từ Nga.

Ngày 21/03, Commonwealth Bank of Australia cảnh báo rằng giá dầu đã giảm mạnh trong thời gian gần đây vì thị trường đã phản ánh kịch bản “xuất hiện giải pháp ngoại giao cho xung đột Nga-Ukraine”.

“Tình trạng thiếu hụt nguồn cung vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định xu hướng giá dầu”, Vivek Dhar, Trưởng bộ phận nghiên cứu năng lượng tại Commonwealth Bank of Australia, cho hay trong báo cáo.

“Việc không có khả năng khỏa lấp khoảng trống về nguồn cung đã châm ngòi cho lời kêu gọi giảm bớt lượng tiêu thụ dầu”, các chuyên viên phân tích tại ANZ Research cho hay.

Trong báo cáo gần nhất, một số nhà sản xuất thuộc OPEC+ vẫn không thể đạt hạn ngạch về nguồn cung dầu, Reuters dẫn lại nguồn tin thân cận. Liên minh này sản xuất thấp hơn mục tiêu khoảng 1 triệu thùng/ngày.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Giá xăng giảm hơn 600 đồng/lít từ 15h ngày 21/3 (21/03/2022)

>   Thế giới cần giảm tiêu thụ cần 3 triệu thùng dầu/ngày để giá dầu “hạ nhiệt” (21/03/2022)

>   Giá xăng đến ngày giảm mạnh sau 7 lần tăng liên tiếp (20/03/2022)

>   Xăng dầu 'chung mâm' với bia rượu, thuốc lá? (19/03/2022)

>   Chuyên gia: 'Đà tăng của giá dầu vẫn chưa kết thúc' (19/03/2022)

>   Dầu giảm 2 tuần liên tiếp bất chấp sự khởi sắc trong phiên (19/03/2022)

>   Cú sốc nguồn cung hàng hóa từ xung đột Nga-Ukraine (18/03/2022)

>   Đây là lý do giá dầu tăng vọt trở lại: Nga có thể mất 1/3 sản lượng sau vài tuần nữa (18/03/2022)

>   Dầu vọt hơn 7% trước cảnh báo thiếu hụt nguồn cung (18/03/2022)

>   Chiến lược 'Zero-Covid' của Trung Quốc gây sức ép lên giá dầu (17/03/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật