Thứ Năm, 24/02/2022 15:42

Nhịp đập Thị trường 24/02: Hồi nhẹ cuối phiên với thanh khoản tăng vọt, nhưng VN-Index vẫn giảm khá sâu

VN-Index tiếp tục đào sâu dưới tham chiếu ngay khi phiên chiều bắt đầu, có lúc mất gần 40 điểm, nhưng sau đó đã hồi lại chút ít và đóng cửa ở mức 1,495 điểm, ngang bằng với thời điểm cuối phiên sáng, và giảm 1.15%. So với hầu hết các chỉ số quan trọng khắp các sàn châu Á lúc này, mức giảm của VN-Index vẫn có thể coi là nhẹ. Thanh khoản hôm nay thậm chí còn tăng mạnh so với hôm qua. Diễn biến này cho thấy NĐT không đến mức hoảng loạn, thậm chí có lẽ không ít người vẫn sẵn sàng mua vào, đánh cược với thị trường.

Trên sàn HOSE cuối ngày hôm nay có đến gần 80% số cổ phiếu giảm giá. Sắc đỏ hiện diện trên tất cả các nhóm vốn hóa, và đa số nhóm ngành, ngoại trừ 1 số ít nhóm như dầu khí, phân phối xăng dầu, bán lẻ đồ công nghệ, bảo hiểm, hóa chất và phân bón.

Tổng thể 3 sàn, số cổ phiếu giảm giá vẫn chiếm gần 2/3 tương đương với cuối phiên sáng, và chỉ có hơn 20% tăng giá. Các nhóm dầu khí, xăng dầu, hóa chất, phân bón vẫn là những nhóm đi ngược thị trường, do có liên quan đến việc giá dầu thế giới đã chạm mức 100 USD/thùng.

Chỉ số HNX-Index cũng có diễn biến tương tự VN-Index, tức giảm sâu ngay khi bước vào phiên chiều, rồi sau đó hồi lại chút ít. Đa số Large Cap sàn này cũng giảm giá, trong đó giảm sâu có CEOPHP, nhưng riêng PVSVNR là 2 Large Cap tăng giá mạnh hơn hẳn so với cuối phiên sáng. Ngoài ra, sàn này vẫn có đến 16 mã tăng trần.

Nhóm khai thác than trên sàn HNX bất ngờ có nhiều cổ phiếu bật tăng trong phiên chiều, ví dụ như HLC, TVD, MDC, THT

Nhóm ngân hàng cuối phiên chiều có 3 mã tăng giá, tức thêm 1 mã là PGB, bên cạnh 2 mã tăng suốt từ sáng là EIBVPB. Ngược lại, nhóm này tiếp tục có 24 mã giảm giá, trong đó VCB giảm 1.8% (gấp đôi phiên sáng), và đã số các mã còn lại giảm khoảng 2-3%.

Nhóm BĐS vẫn đóng góp nhiều cổ phiếu giảm giá sâu so với các nhóm ngành lớn khác trên 3 sàn, trong đó có DIG, CEO, SSH, ITA, NLG, VGRVIC cũng giảm gần 3% và tiếp tục thiết lập kỷ lục giá đáy trong hơn 1 năm qua. Tuy nhiên DXG lại bất ngờ được kéo thốc lên, tăng trần gần 7%, một phần nhờ khối ngoại mua ròng mạnh, phần khác có tin nội bộ. Lượng khớp trên DXG cũng tăng hơn 50% so với bình quân 5 phiên gần đây. DXS cũng là công ty có liên quan với DXG và giá cổ phiếu tăng 5%.

Là cổ phiếu thuộc nhóm bán lẻ đồ công nghệ, nhưng với thông tin về thuốc trị Covid lên kệ sớm nhất thị trường, giá cổ phiếu FRT đã tăng trần vào cuối phiên chiều nay.

HAG hôm nay khớp đến 37 triệu cổ phiếu, gấp 3.5 lần lượng khớp hôm qua và phần lớn số khớp đó thực hiện ở mức giá sàn. Rõ ràng là cầu bắt đáy rất lớn ngày hôm nay, bất chấp rủi ro thị trường chung, lẫn rủi ro hủy niêm yết vẫn hiện diện ở cổ phiếu này.

Phiên sáng: Chỉ số giảm sâu theo tin chiến sự

Thông tin “đã có chiến sự tại Ukraina” đang tràn trang nhất nhiều báo tài chính, và có lẽ đang là thông tin tác động mạnh lên chứng khoán thế giới lẫn Việt Nam những phút cuối phiên sáng nay. Các chỉ số future quan trọng của sàn chứng Mỹ, và các chỉ số chứng khoán châu Á đang ngập tràn sắc đỏ, với mức giảm nhiều nơi hơn 2%. VN-Index cuối phiên sáng nay giảm gần 1%, và lại lần nữa chọc xuống dưới 1,500 điểm, tuy nhiên trong chừng vài phút lẻ cuối phiên lại có dấu hiệu muốn gượng lại.

Ngoại trừ nhóm dầu khí nhà PVN, nhóm xăng dầu (PLX, PSH…) và nhóm bán lẻ hàng công nghệ, các nhóm ngành lớn trên 3 sàn đều trùm trong sắc đỏ, bao gồm ngân hàng, BĐS, sắt thép, thực phẩm, bán lẻ, điện, xây dựng…

Ở các nhóm ngành nhỏ hơn, vẫn có 1 số nhóm có nhiều sắc xanh, ví dụ như phân bón, hóa chất hay bảo hiểm.

Trên sàn HOSE lúc này có ¾ số cổ phiếu là giảm giá. Trong số những cổ phiếu vốn hóa tỷ USD, chỉ có 10 mã tăng giá (tăng tốt nhất là EIB, PLXGAS), so với gần 40 mã giảm giá. Khối ngoại cũng đang bán ròng hơn 10 triệu cp trên sàn này.

Ngoại trừ PGDPOW, hầu hết những tên tuổi trong nhóm dầu khí nhà PVN đều tăng mạnh trở lại vào cuối phiên sáng nay (so với diễn biến có phần chùng xuống vào giữa phiên), sau khi chứng kiến giá dầu thế giới tăng sốc. Giá dầu Brent đang lên rất sát mức 100 USD/thùng. PVBPVC đã quay trở lại mức tăng hơn 9%. Tuy nhiên so với 1 hoặc 2 phiên gần nhất, mức tăng nói chung vẫn còn khiêm tốn. Khối ngoại đang mua ròng khá mạnh tại BSR, DCM hay PVD, nhưng bán ròng ở GAS, POWPVT.

Ở các tên tuổi nổi bật nhóm phân phối xăng dầu (ngoài PVN) thì trừ COM, PLX, PSH và 1 số mã nhỏ hơn cũng tăng giá khá tốt.

Ở nhóm ngân hàng EIBVPB vẫn tăng giá, nhưng ngoài ra chả còn mã nào tăng cả (25 mã khác đều giảm). VCB giữ được mức giảm dưới 1%, nhưng CTG, BID, HDB, TPB và nhiều mã khác đã giảm giá mạnh hơn 1 chút.

DIG cuối phiên sáng nay lại giảm 6.2%. Nếu xem lại diễn biến cổ phiếu nay trong tuần, thì cứ phiên tăng/giảm mạnh mẽ xen kẽ nhau vầy chắc sẽ khiến tâm lý NĐT rung lắc rất mạnh. Mà đâu chỉ DIG, không ít cổ phiếu nóng khác thuộc 2 nhóm ngành BĐS và xây dựng cũng có diễn biến tương tự.

Chỉ số 2 sàn HNX và UPCoM cũng đang giảm về mức sâu nhất trong phiên sáng nay, với đa số Large Cap giảm trên diện rộng. Tuy nhiên về tổng thể, tương quan tăng – giảm giá trên 2 sàn này có vẻ dễ thở hơn so với sàn HOSE, với số cổ phiếu giảm bình quân chỉ khoảng 2/3.

11h: Hồi không nổi, VN-Index lại giảm sâu vào giữa phiên sáng

Chỉ số VN-Index tưởng chừng lại tiếp tục đi ngược thế giới sáng nay khi hồi về tham chiếu, thậm chí vượt lên trên gần 1 điểm sau 10h. Tuy nhiên tại thời điểm đó, lượng cung lại tăng vọt và kéo dìm chỉ số xuống, đến lúc này mức giảm còn sâu hơn so với đầu phiên sáng.

Diễn biến future Mỹ đang ngày càng tệ, giảm hơn 2% sáng nay, và đây có thể là một yếu tố dẫn đến lượng cung tăng vọt trên HOSE trong chừng mười mấy phút giữa phiên sáng nay, kéo giảm mạnh VN-Index.

Đa số nhóm ngành lớn nhỏ trên cả 3 sàn đều phù toàn sắc đỏ, từ ngân hàng, BĐS, thực phẩm, bán lẻ, xây dựng… Hiện có lẽ chỉ còn dầu khí, chứng khoán, phân phối xăng dầu, hóa chất, phân bón hay bảo hiểm là số ít nhóm ngành còn nhiều sắc xanh, nhưng mức tăng cổ phiếu những nhóm này cũng đang có phần yếu đi. Một số nhóm ngành như sắt thép, dệt may đầu phiên còn tích cực, đến lúc này cũng đang tràn đầy sắc đỏ.

Nhóm VN30 đáng có tỷ lệ tương quan số cổ phiếu tăng – giảm giá là 7 tăng vs 23 giảm giá. Trong 7 mã tăng đó, chỉ có 2 cổ phiếu được coi là thực sự lớn (về vốn hóa) là GASVPB.

Nhóm cổ phiếu dầu khí đang xuất nhiều nhiều sắc đỏ hơn so với đầu phiên, nổi lên tại BSR, OIL, POW, PXSPGD thì vẫn đỏ suốt từ đầu phiên đến nay. Tuy nhiên ngược lại GAS đã nâng đà tăng lên hơn 3% (so với mức tăng chưa đến 1% đầu phiên). PVCPVB vẫn giữ được đà tăng rất mạnh. Nhiều tên tuổi khác cũng vẫn tăng giá, dù hơi lùi lại so với lúc đầu phiên như PVS, PVD, PVT

PVS, VNR và 1 số largecap khác vẫn giữ được sắc xanh, nhưng số lượng Large Cap sàn HNX giảm giá ngày càng nhiều, và về tổng thể, HNX-Index cũng đã giảm sâu so với lúc đầu phiên.

Tương tự HNX-Index là UPCoM-Index, chỉ số này cũng bị hàng loạt Large Cap đè, ngoại trừ MML, MCH

VN-Index mở cửa giảm, nhóm dầu khí vẫn tăng giá đồng loạt

VN-Index mở cửa giảm chừng 8 điểm, nhưng ngay sau đó lại hồi nhẹ. Dòng cổ phiếu dầu khí vẫn xanh mướt, nhưng nhiều Large Cap khác trên HOSE đang giảm. Diễn biến của giá cổ phiếu và VN-Index đầu phiên sáng nay có lẽ không bất ngờ, dù không nối tiếp đà tăng từ chiều qua, bởi vì những thay đổi đột ngột trong diễn biến của các chỉ số lớn thế giới đêm qua, nhất là sàn chứng Mỹ.

Ngoại trừ số rất ít như PGD, đa số tên tuổi lớn nhỏ nhóm cổ phiếu dầu khí nhà PVN đều tăng giá ngay từ sớm, trong đó tăng mạnh nhất phải kể đến PVC, PVB. GAS cũng tăng 1%. Tính trong tuần này, nhóm dầu khí có nhiều mã đã tăng hơn 10-15%, neo theo kỳ vọng tăng giá dầu thế giới.

Nhóm cổ phiếu phân phối xăng dầu nhà PLX, hay một số tên tuổi khác như PSH cũng tăng giá ngay ATO, tuy nhiên mức tăng không ấn tượng bằng nhà PVN.

Chứng khoán, sắt thép, dược, dệt may… là những nhóm có nhiều sắc xanh ngay từ sớm, tuy nhiên ngân hàng, bất động sản, thực phẩm… và nhiều nhóm ngành nhỏ hơn lại có nhiều sắc đỏ.

Cổ phiếu EIB bất ngờ tăng hơn 6% đầu phiên sáng nay, sau khi giảm cũng gần 6% chiều qua. EIB có lẽ là cổ phiếu sáng nhất trong nhóm ngân hàng sau ATO, khi hàng loạt đại gia khác giảm giá nhẹ, bao gồm cả VCB, BID, CTG

Với lực đỡ từ cổ phiếu dầu khí và vài largecap khác, chỉ số HNX-Index sau vài phút giằng co nhẹ quanh tham chiếu, thì đến 9g15 đã tăng ngược VN-Index. Tuy nhiên về tổng thể, nhóm largecap sàn HNX vẫn đỏ nhiều hơn xanh.

DXG tiếp tục đà tăng giá kể từ nửa cuối tháng 1 cho đến nay, và sáng nay tiếp tục tăng hơn 2% ngay khi mở cửa, với thông tin Chủ tịch HĐQT đăng ký mua vào số lượng lớn. ngoài DXG, DXS, LDG, IJC, CRE… và 1 số midcap khác trong nhóm BĐS nhà ở cũng tăng giá ngay từ ATO, tuy nhiên các đại gia trong nhóm như VIC, VHM, VRE, NVL… đều giảm nhẹ. Cổ phiếu nóng hôm qua là DIG cũng giảm 1,000 đồng.

Với thông tin phát hành ESOP, giá cổ phiếu MWG đang giảm nhẹ sau ATO sáng nay, tuy nhiên không ít cổ phiêu khác trong nhóm buôn bán hàng công nghệ, như PET, FRTDGW lại tăng nhẹ.

Hoàng Nam

FILI

Các tin tức khác

>   Chứng khoán phái sinh Ngày 24/02/2022: Giao dịch thận trọng (23/02/2022)

>   Vietstock Daily 24/02/2022: Chờ đợi VN-Index vượt hoàn toàn kháng cự mạnh (23/02/2022)

>   Thị trường chứng quyền 24/02/2022: Tốt xấu đan xen (23/02/2022)

>   Nhịp đập Thị trường 23/02: Thanh khoản ở mức trung bình, cổ phiếu dầu khí “bùng cháy” (23/02/2022)

>   Thị trường chứng quyền 23/02/2022: Khối ngoại bán ròng trở lại (22/02/2022)

>   Vietstock Daily 23/02/2022: Dòng tiền quay trở lại (22/02/2022)

>   Chứng khoán phái sinh Ngày 23/02/2022: Bên mua vẫn chưa rời bỏ thị trường (22/02/2022)

>   Nhịp đập Thị trường 22/02: Ngân hàng đảo chiều, VN-Index thu hẹp đà giảm (22/02/2022)

>   Vietstock Daily 22/02/2022: Tăng trong thận trọng (21/02/2022)

>   Chứng khoán phái sinh Ngày 22/02/2022: Trạng thái tích lũy được duy trì (21/02/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật