Thứ Hai, 07/02/2022 13:37

Ngân sách nhà nước tháng 1/2022 thặng dư hơn 69 ngàn tỷ đồng

Theo báo cáo của Vụ Ngân sách nhà nước, thu ngân sách nhà nước (NSNN) thực hiện tháng 01/2022 ước đạt 13% dự toán, bằng 96.8% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, thu nội địa ước đạt 12.9% dự toán, giảm 8.1%...

Thu ngân sách nhà nước thực hiện trong tháng 1/2022 ước đạt 13% dự toán, tương ứng khoảng 183.5 ngàn tỷ đồng. Về tổng thể cân đối ngân sách nhà nước thặng dư 69.6 ngàn tỷ đồng

Về phân bổ ngân sách, đối với các bộ, cơ quan trung ương: Đến ngày 25/01/2022, Bộ Tài chính đã nhận được quyết định phân bổ, giao dự toán chi ngân sách thường xuyên cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc của 71/76 (93.4%) bộ, cơ quan trung ương; quyết định phân bổ, giao dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản cho các chủ đầu tư của 48/52 (92.3%) bộ, cơ quan trung ương được giao kế hoạch vốn năm 2022. Nhìn chung, công tác phân bổ, giao dự toán NSNN của các bộ, cơ quan trung ương cơ bản đáp ứng yêu cầu, đúng chính sách, chế độ quy định và trong phạm vi dự toán được giao. Tuy nhiên, vẫn còn một số trường hợp chậm triển khai hoặc chưa phân bổ hết dự toán được giao; phân bổ dự toán chưa đúng quy định. Đối với các trường hợp này, Bộ Tài chính đã yêu cầu khẩn trương hoàn thành việc phân bổ, giao dự toán hoặc điều chỉnh lại dự toán đã phân bổ.

Đối với các địa phương: Hội đồng nhân dân 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã quyết định dự toán NSNN năm 2022 của địa phương, cụ thể:

Tổng số thu cân đối NSNN trên địa bàn (không bao gồm các khoản thu quản lý qua ngân sách) là 1,605.2 ngàn tỷ đồng, tăng 4.4% (68.3 ngàn tỷ đồng) so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, trong đó: thu nội địa tăng 5.2% (60.58 ngàn tỷ đồng), có 42 địa phương quyết định dự toán thu cao hơn dự toán được giao, 21 địa phương quyết định bằng dự toán được giao; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng 1,9% (6.75 ngàn tỷ đồng); thu từ dầu thô tăng 01 ngàn tỷ đồng so dự toán được giao.

Tổng chi cân đối NSĐP (không bao gồm các khoản chi từ nguồn bổ sung có mục tiêu từ NSTW) là 1,013.46 ngàn tỷ đồng, tăng 7.4% (70.17 ngàn tỷ đồng) so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao; chi từ nguồn bổ sung có mục tiêu từ NSTW cho NSĐP là 112.49 ngàn tỷ đồng, thấp hơn 1,768 tỷ đồng so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao.

Về thu NSNN, thực hiện tháng 01 ước đạt 13% dự toán, bằng 96.8% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó: Thu nội địa ước đạt 12.9% dự toán, giảm 8.1%; thu từ dầu thô ước đạt 13.8% dự toán, tăng 44.6%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt 14.2% dự toán, tăng 31.5%.

Về chi NSNN, thực hiện tháng 01 ước đạt 113.9 ngàn tỷ đồng, bằng 6.4% dự toán, đáp ứng các nhu cầu chi thường xuyên để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý nhà nước, đảm bảo an sinh xã hội (chiếm 74.9% tổng số chi NSNN), tập trung đảm bảo kinh phí tiền lương, lương hưu, trợ cấp xã hội cho các đối tượng chính sách; đảm bảo chi trả đầy đủ, kịp thời các khoản nợ lãi đến hạn (chiếm 13.7% tổng số chi NSNN). Bên cạnh đó, thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã xuất cấp 13.62 ngàn tấn gạo dự trữ quốc gia để cứu trợ, cứu đói cho nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán, giáp hạt đầu năm 2022.

Riêng chi đầu tư phát triển, do trong tháng 01 các bộ, ngành địa phương tập trung hoàn thiện hồ sơ, thủ tục, thanh toán vốn cho các dự án thuộc kế hoạch năm 2021 (ước giải ngân kế hoạch vốn năm 2021 đến hết tháng 01/2022 đạt 90.3% dự toán Quốc hội quyết định đầu năm); đồng thời, đang trong quá trình phân bổ, giao chi tiết và thông báo kế hoạch vốn năm 2022 cho các chủ đầu tư, nên tiến độ chi tháng 01 đạt thấp (ước đạt 2.5% dự toán Quốc hội quyết định, bằng 2.5% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao).

Cân đối ngân sách trung ương và ngân sách các cấp địa phương được đảm bảo. Trong tháng 01, Bộ Tài chính đã phát hành gần 23.08 ngàn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, với kỳ hạn bình quân 15.81 năm, lãi suất bình quân 2.36%/năm.

Về triển khai Chương trình phục hồi phát triển KT-XH: Ngày 11/01/2022, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đang phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, cơ quan có liên quan triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15, như: đang khẩn trương hoàn thiện Nghị định của Chính phủ hướng dẫn chính sách miễn, giảm thuế trong năm 2022 theo trình tự, thủ tục rút gọn để áp dụng ngay từ đầu tháng 2/2022; chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng các nội dung về tài khóa trong dự thảo Nghị quyết của Chính phủ; xây dựng các giải pháp huy động và sử dụng linh hoạt, hiệu quả các nguồn lực thực hiện Chương trình, bảo đảm đáp ứng kinh phí đầy đủ, kịp thời cho các nhiệm vụ chi của NSNN nói chung và thuộc Chương trình nói riêng, làm cơ sở để các Bộ, ngành và địa phương triển khai thực hiện, sớm đưa các chính sách đến được với người dân và doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất - kinh doanh phát triển.

Nhật Quang

FILI

Các tin tức khác

>   Giảm thuế VAT xuống 8% tác động thế nào tới người tiêu dùng? (04/02/2022)

>   Chính thức giảm thuế VAT xuống 8% từ ngày 1/2 (28/01/2022)

>   “Cú hích” kích thích thị trường (21/01/2022)

>   Đã gia hạn 121 ngàn tỷ đồng tiền thuế đất (21/01/2022)

>   Nợ thuế gia tăng: Không thể chỉ đổ lỗi cho dịch bệnh (20/01/2022)

>   TP.HCM tiếp tục trình Quốc hội xem xét điều chỉnh tỷ lệ điều tiết ngân sách (18/01/2022)

>   Phương án huy động nguồn lực thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ (18/01/2022)

>   Ngân sách "hụt" khoảng 49.400 tỷ khi giảm thuế giá trị gia tăng về 8% từ mùng 1 Tết (18/01/2022)

>   Chính phủ ban hành Nghị định mới về lệ phí trước bạ (17/01/2022)

>   Giảm thuế ít, khó kích sức mua (17/01/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật