Thứ Năm, 17/02/2022 09:12

Giới chức Ngân hàng Trung ương châu Âu lo ngại lạm phát tăng phi mã

Thành viên ban điều hành ECB nhấn mạnh mức lạm phát kỷ lục 5,1% của Eurozone trong tháng Một cho thấy rủi ro của việc hành động quá muộn ngày càng lớn và ECB cần đánh giá kỹ lại triển vọng lạm phát.

Bà Isabel Schnabel. (Nguồn: AFP/Getty)

Isabel Schnabel - một thành viên của ban điều hành Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) - mới đây đã kêu gọi ngân hàng này cân nhắc rút dần các biện pháp kích thích kinh tế trước khi quá muộn để ngăn lạm phát phi mã.

Trong bài phỏng vấn với báo Financial Times đăng trên trang chủ của ECB ngày 15/2, bà Schnabel nhấn mạnh mức lạm phát kỷ lục 5,1% của Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong tháng Một vừa qua đã cho thấy rủi ro của việc hành động quá muộn ngày càng lớn và ECB cần đánh giá kỹ lưỡng lại triển vọng lạm phát.

Theo bà, đánh giá của ECB cần xét tính đến tác động tương đối khiêm tốn của biến thể Omicron đối với nền kinh tế và xu hướng giảm tỷ lệ thất nghiệp có thể khiến lương tăng.

Bà Schnabel nhận định tất cả những yếu tố này chỉ ra rằng lạm phát nhiều khả năng sẽ ổn định quanh mục tiêu 2% trong trung hạn. Để đạt được mục tiêu này, ECB cần xem xét dần bình thường hóa chính sách tiền tệ.

Tại cuộc họp vào đầu tháng trước, các nhà hoạch định chính sách của ECB đã xác nhận sẽ từng bước thu hẹp chương trình mua lại trái phiếu quy mô lớn, công cụ chống khủng hoảng chính của ngân hàng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Bên cạnh đó, ECB cũng duy trì lãi suất thấp ở mức kỷ lục.

Tháng 12/2021, ECB đã dự báo giá cả sẽ tăng ở mức 3,2% trong năm 2022 và xu hướng này sẽ giảm dần trong năm. Bà Schnabel cho rằng đến cuối năm nay, nhiều khả năng lạm phát hàng tháng sẽ giảm xuống dưới 2% như ngân hàng này kỳ vọng.

Thời gian qua, lạm phát tăng vọt đã buộc các ngân hàng trung ương như Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ và Ngân hàng Trung ương Anh tăng lãi suất, tạo thêm áp lực cho ECB.

Dự kiến ECB sẽ công bố các dự báo kinh tế mới tại cuộc họp tiếp theo vào tháng Ba tới, với các dự báo lạm phát nhiều khả năng sẽ được điều chỉnh tăng lên./.

Đặng Ánh

Vietnam+

Các tin tức khác

>   Indonesia chi gần 46 tỷ USD cho chương trình phục hồi kinh tế (17/02/2022)

>   Thái Lan đổi tên thủ đô Bangkok thành Krung Thep Maha Nakhon (17/02/2022)

>   Hành trình “thất sủng” của các thương hiệu phương Tây ở Trung Quốc (16/02/2022)

>   Lạm phát Anh tăng lên 5.5%, cao nhất trong 30 năm (16/02/2022)

>   Lạm phát của Trung Quốc hạ nhiệt (16/02/2022)

>   NHTW châu Âu có thể kết thúc chương trình mua trái phiếu vào quý 3/2022 (16/02/2022)

>   Các hãng nội thất châu Âu 'đau đầu' ứng phó khủng hoảng chuỗi cung ứng (16/02/2022)

>   Kinh tế Nhật phục hồi, tăng trưởng dương lần đầu tiên sau 3 năm (16/02/2022)

>   Nga rút bớt quân đóng gần Ukraine (15/02/2022)

>   Doanh nghiệp Mỹ tìm cách chuyển chi phí sang cho người tiêu dùng (15/02/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật