Thứ Sáu, 18/02/2022 17:11

Chứng khoán Tuần 14-18/02/2022: Tâm lý thận trọng chiếm ưu thế

VN-Index có nhiều phiên tăng giảm mạnh xen kẽ trong tuần qua trước những căng thẳng chính trị trên thế giới. Chỉ số thị trường tăng nhẹ hơn 3 điểm để tiếp tục duy trì trên mốc 1,500 điểm. Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng trở lại gần 1,500 tỷ đồng trên cả hai sàn HOSEHNX. Tuy vậy, khối lượng giao dịch chưa cho thấy sự cải thiện đáng kể trong tuần vừa rồi.

I. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TUẦN 14-18/02/2022

Giao dịch: Trong phiên cuối tuần, VN-Index giảm nhẹ 3.15 điểm kết thúc ở mức 1,504.84 điểm; HNX-Index tăng 5.37 điểm, lên mức 435.61 điểm. Tuy vậy, nếu xét cho cả tuần, VN-Index tăng nhẹ 3.13 điểm (+0.21%), HNX-Index tăng tổng cộng 8.72 điểm (+2.04%).

Khối lượng khớp lệnh trung bình trên sàn HOSE gần 642 triệu cổ phiếu/phiên, giảm 0.25% so với tuần giao dịch trước. Sàn HNX đạt trung bình gần 68 triệu cổ phiếu/phiên, tăng 12%.

Chứng khoán thế giới trong tuần qua có điểm nhấn là căng thẳng chính trị giữa Nga-Ukraine và chính sách tăng lãi suất của Fed. Lo ngại về chiến tranh đã làm nhiều thị trường chứng khoán lớn trên thế giới biến động mạnh. Diễn biến tăng lãi suất đã góp phần làm giảm định giá của nhiều cổ phiếu.

VN-Index mở đầu phiên giao dịch đầu tuần với tâm lý thận trọng bao trùm toàn thị trường. Chỉ số thị trường đã đột ngột giảm mạnh gần 30 điểm (về mức 1,471.96 điểm) với nhiều nhóm ngành rơi vào sắc đỏ. Tại ngưỡng hỗ trợ quan trọng này (mức 1,470-1,480 điểm), VN-Index đã bắt đầu đón dòng tiền của nhà đầu tư và có phiên hồi phục khá tốt ngay sau đó, với 21 điểm tăng. Không dừng lại ở đó, VN-Index có thêm một phiên tăng gần 16 điểm trước khi giảm nhẹ ở phiên cuối tuần. Nếu xét cho cả tuần, VN-Index vẫn có cho mình một tuần giao dịch trong màu xanh tích cực, với hơn 3 điểm tăng, tạm dừng chân ở mức 1,504.84 điểm.

Xét theo mức độ đóng góp, MSN, GASDIG là những mã có ảnh hưởng tốt nhất đến VN-Index trong tuần qua, góp tổng cộng hơn 10 điểm tăng. Ở chiều ngược lại, các cổ phiếu ngân hàng BID, CTGVCB đã làm thị trường mất đi gần 10 điểm trong tuần vừa rồi.

Ngành ngân hàng có một tuần giao dịch đáng quên, khi giảm mạnh toàn ngành ở mức 4.2%. Có tới 18/20 mã ngân hàng kết phiên tuần dưới mức tham chiếu. Những cái tên đầu ngành như VCB, TCB, VPB hay MBB đều đồng loạt giảm quanh mức 2-4%. Những cổ phiếu ngân hàng vốn hóa nhỏ hơn cũng không thoát khỏi đà giảm chung của ngành, HDB giảm 5.45%, LPB giảm 8.88%, OCB giảm 4.55%,…

Trái ngược với xu hướng đi ngang của thị trường, nhóm cổ phiếu thủy sản đã bật tăng mạnh mẽ trong tuần vừa rồi, cả ngành tăng 10.39%. Cổ phiếu VHC tăng cả tuần ở mức 11.11%, ANV tăng 13.4%, FMC tăng 11.81%, CMX tăng 4.06%...

Cổ phiếu bất động sản cũng tăng khá tốt, cụ thể ở mức 2.34%. Trong khi, bộ đôi VICVHM gần như đi ngang trong tuần qua thì nhiều cổ phiếu bất động sản khác có cho mình mức tăng tương đối tích cực: Cổ phiếu PDR tăng nhẹ 1.22%, NLG tăng 3.76%, BCM tăng hơn 5.82%, AGG tiến 5.86%,… Trong nhóm bất động sản còn có những cái tên tăng nóng như DIGCEO, hai cổ phiếu này tăng lần lượt ở mức 32.61% và 28.83%.

Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng gần 1,475 tỷ đồng trên cả hai sàn. Khối ngoại mua ròng hơn 1,514 tỷ đồng trên sàn HOSE và bán ròng hơn 39 tỷ đồng trên sàn HNX.

Cổ phiếu tăng tiêu biểu trong tuần qua là CEOPTC

CEO tăng 28.83%: Dù báo lỗ trong cả 3 quý đầu năm trong hoạt động kinh doanh chính nhưng nhờ doanh thu tài chính tăng đột biến trong quý 4/2021, CTCP Tập đoàn C.E.O (HNX: CEO) đã thoát lỗ thành công trong năm 2021. Với kết quả kinh doanh tích cực trên, giá cổ phiếu cũng bật tăng trở lại. Trong tuần qua, CEO tăng gần 29%, kết thúc tuần giao dịch ở mức 71,500 đồng/cp.

PTC tăng 22.24%: Cổ phiếu PTC đang có giai đoạn tăng trưởng ấn tượng về giá. Bên cạnh đó, thanh khoản của cổ phiếu này cũng được cải thiện đáng kể. Trong tuần qua, cổ phiếu PTC tiếp tục duy trì đà tăng ấn tượng của mình với mức tăng hơn 22%, tiến lên mức 69,200 đồng/cp.

Cổ phiếu giảm giá mạnh trong tuần qua là HAG

HAG giảm 11.29%: Do điều chỉnh hồi tố số liệu báo cáo tài chính, lợi nhuận sau thuế các năm 2017, 2018 và 2019 của HAG đều là số âm. Điều này dẫn tới lo ngại cổ phiếu HAG sẽ bị án hủy niêm yết. Thông tin trên đã ảnh hưởng lớn đến tâm lý nhà đầu tư dẫn đến giá cổ phiếu trong tuần qua cũng sụt giảm hơn 11%. Kết thúc tuần giao dịch, HAG dừng chân ở mức 11,000 đồng/cp.

II. THỐNG KÊ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TUẦN QUA

Bộ phận Phân tích Kinh tế & Chiến lược Thị trường, Phòng Tư vấn Vietstock

FILI

Các tin tức khác

>   Nhịp đập Thị trường 18/02: Nhóm dược phẩm tăng mạnh (18/02/2022)

>   Thị trường chứng quyền 18/02/2022: Sắc xanh đang trở lại? (17/02/2022)

>   Vietstock Daily 18/02/2022: Chinh phục ngưỡng 1,500 điểm (17/02/2022)

>   Chứng khoán phái sinh Ngày 18/02/2022: White Marubozu xuất hiện trong ngày đáo hạn (17/02/2022)

>   Nhịp đập Thị trường 17/02: BĐS quay lại trong phiên chiều, VN-Index vượt 1,500 điểm (17/02/2022)

>   Chứng khoán phái sinh Ngày 17/02/2022: Chờ đợi tín hiệu ngày đáo hạn (16/02/2022)

>   Vietstock Daily 17/02/2022: Lực cản lớn ở vùng 1,500-1,510 điểm (16/02/2022)

>   Thị trường chứng quyền 17/02/2022: Tâm lý thận trọng vẫn đang chi phối (16/02/2022)

>   Nhịp đập Thị trường 16/02: Gần 21 triệu cp EIB được thỏa thuận sang tay ngay sau ĐHĐCĐ (16/02/2022)

>   Thị trường chứng quyền 16/02/2022: Chứng quyền MSN, VRE đồng loạt tăng (15/02/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật