Thứ Tư, 16/02/2022 20:00

Thị trường chứng quyền 17/02/2022: Tâm lý thận trọng vẫn đang chi phối

Kết thúc phiên giao dịch ngày 16/02/2022, toàn thị trường có 63 mã giảm, 17 mã tăng giá và 10 mã đứng giá. Khối ngoại tiếp tục bán ròng với tổng mức bán ròng hơn 2.5 triệu đơn vị.

I. DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG QUYỀN

Thị trường chứng quyền kết thúc phiên giao dịch ngày 16/02/2022 với 63 mã giảm, 17 mã tăng giá và 10 mã đứng giá.

Thị trường cơ sở tiếp tục biến động khó lường trước những thông tin phức tạp từ quốc tế. Nhóm Large Cap giao dịch ảm đạm với nhiều cổ phiếu giảm giá. Thị trường chứng quyền cũng không thoát khỏi diễn biến chung khi sắc đỏ cũng có sự áp đảo ở nhiều nhóm mã.

Các chứng quyền như ACB, MSN, MWG hay VNM, VIC… đều kém lạc quan. Trong đó các mã CMWG2113, CMSN2111 hay CTCB2108 giảm sâu trên 15%, các mã còn lại có mức giảm phổ biến quanh 5%.

Ở chiều ngược lại, sắc xanh tập trung ở các chứng quyền PNJVRE. Dù cổ phiếu cơ sở chỉ ghi nhận tăng nhẹ, song nhờ diễn biến phục hồi trong phiên chiều đã góp phần giữ lại sắc xanh cho các mã chứng quyền. Kết phiên, CPNJ2110CVRE2112 tăng hơn 10%, các mã còn lại tăng dưới 5%.

Khối lượng giao dịch của thị trường chứng quyền trong phiên ngày 16/02/2022 đạt 22.7 triệu đơn vị, giảm 32.42%. Giá trị giao dịch đạt hơn 27 tỷ đồng, giảm 40.95% so với phiên ngày 15/02/2022. Trong đó, CHPG2201 là mã chứng quyền dẫn đầu thị trường về khối lượng, CSTB2201 dẫn đầu về giá trị giao dịch.

Khối ngoại tiếp tục bán ròng trong ngày 16/02/2022 với tổng mức bán ròng hơn 2.5 triệu đơn vị. Trong đó, CNVL2104CHPG2202 là hai mã chứng quyền bị khối ngoại bán ròng nhiều nhất.

Nguồn: VietstockFinance

II. ĐỊNH GIÁ CÁC CHỨNG QUYỀN

Dựa trên phương pháp định giá phù hợp với thời điểm khởi đầu là ngày 17/02/2022, mức giá hợp lý của các chứng quyền đang được giao dịch trên thị trường được thể hiện như sau:

Nguồn: VietstockFinance

Lưu ý: Chi phí cơ hội trong mô hình định giá được điều chỉnh để phù hợp với thị trường Việt Nam. Cụ thể, lãi suất tín phiếu phi rủi ro (tín phiếu Chính phủ) sẽ được thay thế bằng lãi suất tiền gửi trung bình của các ngân hàng lớn với sự hiệu chỉnh kỳ hạn phù hợp với từng loại chứng quyền.

Theo định giá trên, CMSN2107CPDR2201 hiện là hai mã chứng quyền có mức định giá hấp dẫn nhất.

Những mã chứng quyền có effective gearing càng cao thì biến động tăng/giảm theo chứng khoán cơ sở thường sẽ càng lớn. Hiện CMWG2112CVRE2112 là hai mã chứng quyền có tỷ lệ effective gearing cao nhất thị trường ở mức lần lượt là 15.4 và 12.41 lần.

Bộ phận Phân tích Kinh tế & Chiến lược Thị trường, Phòng Tư vấn Vietstock

FILI

Các tin tức khác

>   Nhịp đập Thị trường 16/02: Gần 21 triệu cp EIB được thỏa thuận sang tay ngay sau ĐHĐCĐ (16/02/2022)

>   Thị trường chứng quyền 16/02/2022: Chứng quyền MSN, VRE đồng loạt tăng (15/02/2022)

>   Vietstock Daily 16/02/2022: Tâm lý chưa ổn định (15/02/2022)

>   Chứng khoán phái sinh Ngày 16/02/2022: Bên mua trở lại (15/02/2022)

>   Nhịp đập Thị trường 15/02: Bứt phá nhờ cổ phiếu vốn hóa lớn (15/02/2022)

>   Chứng khoán phái sinh Ngày 15/02/2022: Black Closing Marubozu xuất hiện (14/02/2022)

>   Vietstock Daily 15/02/2022: VN-Index có khả năng đảo ngược xu hướng tăng (14/02/2022)

>   Thị trường chứng quyền 15/02/2022: Sắc đỏ tiếp tục áp đảo? (14/02/2022)

>   Nhịp đập Thị trường 14/02: Ngân hàng giảm mạnh, cổ phiếu thủy sản bứt phá (14/02/2022)

>   Thị trường chứng quyền Tuần 14-18/02/2022: Tốt xấu đan xen (13/02/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật