Thứ Năm, 17/02/2022 19:30

Chứng khoán phái sinh Ngày 18/02/2022: White Marubozu xuất hiện trong ngày đáo hạn

Các hợp đồng tương lai đồng loạt tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 17/02/2022. Khối lượng hợp đồng F2203 tiếp tục tăng mạnh khi hợp đồng F2202 đã đáo hạn trong phiên.

I. HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI CỦA CHỈ SỐ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

I.1. Diễn biến thị trường

Các hợp đồng tương lai đồng loạt tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 17/02/2022. VN30F2202 (F2202) tăng 1.26%, đạt 1,540.2 điểm; VN30F2203 (F2203) tăng 0.6%, đạt 1,530 điểm; hợp đồng VN30F2206 (F2206) tăng 0.32%, đạt 1,517 điểm; hợp đồng VN30F2209 (F2209) tăng 0.27%, đạt 1,511 điểm. Hiện tại, chỉ số cơ sở VN30-Index đang ở mức 1,540.51 điểm.

Khối lượng và giá trị giao dịch của thị trường phái sinh lần lượt giảm 7.14% và 6.99% so với phiên ngày 16/02/2022. Cụ thể, khối lượng giao dịch F2202 giảm 13.79% với 132,651 hợp đồng được khớp lệnh. Khối lượng giao dịch của F2203 đạt 17,289 hợp đồng, tăng 128.33%.

Khối ngoại tiếp tục mua ròng với tổng khối lượng mua ròng trong phiên giao dịch ngày 17/02/2022 đạt 43 hợp đồng.

Trong phiên giao dịch ngày 17/02/2022, hợp đồng F2202 mở cửa tích cực với sắc xanh hiện diện ngay sau phiên ATO và đà tăng này được duy trì trong suốt phiên sáng. Sang phiên chiều, lực cầu tiếp tục được củng cố giúp hợp đồng F2202 nới rộng đà tăng và kết phiên ở mức cao nhất trong ngày.

Đồ thị trong phiên của VN30F2202

Nguồn: https://stockchart.vietstock.vn/

Kết phiên, hợp đồng VN30F2202 thu hẹp và đạt giá trị -0.31 điểm. Điều này cho thấy nhà đầu tư đã bớt bi quan hơn về triển vọng của VN30-Index.

Biến động VN30F2202VN30-Index

Nguồn: VietstockFinance

Lưu ý: Basis được tính theo công thức sau: Basis = Giá hợp đồng tương lai - VN30-Index

I.2. Định giá các hợp đồng tương lai

Dựa trên phương pháp định giá hợp lý với thời điểm khởi đầu ngày 18/02/2022, khung giá hợp lý của các hợp đồng tương lai đang được giao dịch trên thị trường được thể hiện như sau:

Nguồn: VietstockFinance

Lưu ý: Chi phí cơ hội trong mô hình định giá được điều chỉnh để phù hợp với thị trường Việt Nam. Cụ thể, lãi suất tín phiếu phi rủi ro (tín phiếu Chính phủ) sẽ được thay thế bằng lãi suất tiền gửi trung bình của các ngân hàng lớn với sự hiệu chỉnh kỳ hạn phù hợp với từng loại hợp đồng tương lai.

I.3. Phân tích kỹ thuật VN30-Index

Trong phiên giao dịch ngày 17/02/2022, VN30-Index có phiên phục hồi và tạo mẫu hình nến White Marubozu. Điều này cho thấy bên mua đã thắng thế hoàn toàn trong ngày hợp đồng phái sinh đáo hạn. Nếu đà tăng tiếp tục duy trì thì chỉ số sẽ có cơ hội hướng đên vùng đỉnh 1,560-1,580 (các đỉnh liền kề trước đó).

Dòng tiền vẫn chưa dồi dào trở lại khi khối lượng giao dịch duy trì biến động dưới mức trung bình 20 phiên. Thanh khoản cần có sự cải thiện trong những phiên tới để đà tăng được bền vững hơn.

Mặc dù chỉ báo MACD đã đảo chiều những chỉ báo Stochastic Oscillator vẫn tiếp tục lao dốc. Sự không đồng thuận này thể hiện rủi ro điều chỉnh của chỉ số là vẫn còn.

Nguồn: VietstockUpdater

II. HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI CỦA THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU

Dựa trên phương pháp định giá hợp lý với thời điểm khởi đầu ngày 18/02/2022, khung giá hợp lý của các hợp đồng tương lai đang được giao dịch trên thị trường được thể hiện như sau:

Nguồn: VietstockFinance

Lưu ý: Chi phí cơ hội trong mô hình định giá được điều chỉnh để phù hợp với thị trường Việt Nam. Cụ thể, lãi suất tín phiếu phi rủi ro (tín phiếu Chính phủ) sẽ được thay thế bằng lãi suất tiền gửi trung bình của các ngân hàng lớn với sự hiệu chỉnh kỳ hạn phù hợp với từng loại hợp đồng tương lai.

Theo định giá trên thì GB05F2206 và GB05F2209 hiện đang có giá khá hấp dẫn. Nhà đầu tư có thể tập trung chú ý và mua vào hai hợp đồng này trong thời gian tới do các hợp đồng tương lai này đang có giá hời nhất trên thị trường.

Bộ phận Phân tích Kinh tế & Chiến lược Thị trường, Phòng Tư vấn Vietstock

FILI

Các tin tức khác

>   Nhịp đập Thị trường 17/02: BĐS quay lại trong phiên chiều, VN-Index vượt 1,500 điểm (17/02/2022)

>   Chứng khoán phái sinh Ngày 17/02/2022: Chờ đợi tín hiệu ngày đáo hạn (16/02/2022)

>   Vietstock Daily 17/02/2022: Lực cản lớn ở vùng 1,500-1,510 điểm (16/02/2022)

>   Thị trường chứng quyền 17/02/2022: Tâm lý thận trọng vẫn đang chi phối (16/02/2022)

>   Nhịp đập Thị trường 16/02: Gần 21 triệu cp EIB được thỏa thuận sang tay ngay sau ĐHĐCĐ (16/02/2022)

>   Thị trường chứng quyền 16/02/2022: Chứng quyền MSN, VRE đồng loạt tăng (15/02/2022)

>   Vietstock Daily 16/02/2022: Tâm lý chưa ổn định (15/02/2022)

>   Chứng khoán phái sinh Ngày 16/02/2022: Bên mua trở lại (15/02/2022)

>   Nhịp đập Thị trường 15/02: Bứt phá nhờ cổ phiếu vốn hóa lớn (15/02/2022)

>   Chứng khoán phái sinh Ngày 15/02/2022: Black Closing Marubozu xuất hiện (14/02/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật