Thứ Năm, 16/12/2021 18:30

Yếu tố nào hỗ trợ cho lợi nhuận ngân hàng đi lên trong thời gian tới?

Đa phần các chuyên gia đều nhận định trong quý 4 và kể cả sang năm 2022, lợi nhuận ngân hàng sẽ có nhiều yếu tố hỗ trợ để tiếp tục tăng trưởng.

Các diễn giả tại Talkshow "Ngân hàng bán lẻ - Động lực bứt phá của ngành ngân hàng".

Lợi nhuận ngân hàng vẫn sẽ tăng trưởng vững chắc trong thời gian tới

Tại Talkshow “Ngân hàng bán lẻ - Động lực bứt phá của ngành ngân hàng” diễn ra chiều ngày 16/12/2021, ông Lê Quang Trung – Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc khối Nguồn vốn và Ngoại hối, Ngân hàng VIB cho biết, ngành ngân hàng trong quý cuối năm 2021 và kể cả sang năm 2022 nhận được nhiều hỗ trợ để tăng trưởng lợi nhuận.

Trước tiên, các dự báo tăng trưởng GDP trong năm 2022 quanh mức 5.5% và Việt Nam đang kỳ vọng thêm gói hỗ trợ và tăng trưởng kinh tế của Chính phủ. Khi gói hỗ trợ này được thông qua, ngân hàng sẽ là ngành được hưởng lợi gián tiếp vì doanh nghiệp có thêm dòng tiền, giảm tiềm ẩn nguy cơ nợ xấu tại các ngân hàng.

Bổ sung thêm, ông Nguyễn Anh Đức – Giám đốc Khối Phát triển Khách hàng tổ chức, CTCK SSI nhận định ngân hàng sẽ là một trong những ngành có lợi nhuận tiếp tục tăng trưởng trong thời gian dài, đặc biệt là sau dịch.

Yếu tố quan trọng nhất là hoạt động kinh doanh cốt lõi của ngân hàng là tín dụng. Con số tín dụng tuyệt đối của ngân hàng luôn tăng trưởng, cho dù tình hình khó khăn trong năm nay vẫn có ngân hàng tăng trưởng tín dụng 15-20%. Điều này tạo ra nền tảng về doanh thu và lợi nhuận khác cho ngân hàng.

Bên cạnh đó, ngân hàng còn đa dạng hóa doanh thu, từ đó lợi nhuận phi tín dụng trong thời gian qua tăng nhanh.

Do đó, không có gì ngạc nhiên khi lợi nhuận ngân hàng thời gian qua tăng cao như vậy. Điều đáng quan tâm ở đây là nợ xấu có tăng theo không và việc gia tăng trích lập dự phòng có ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng trong thời gian tới hay không.

Tuy nhiên, “nếu nền kinh tế phục hồi đúng hướng sau khi tái mở cửa, nỗi lo này sẽ không quá lớn, lợi nhuận ngân hàng vẫn sẽ tăng trưởng vững chắc thời gian tới”, ông Đức khẳng định.

Vấn đề nợ xấu ngân hàng sẽ không quá tệ

Cũng tại Talkshow, bà Phạm Thùy Dương – Phó Giám đốc Bộ phận phân tích, Dragon Capital cho biết cổ phiếu ngành ngân hàng có đà tăng trưởng mạnh trong năm 2021 chủ yếu đến từ tăng trưởng lợi nhuận trong 9 tháng đầu năm 2021. Nhất là sau khi giãn cách xã hội, ngân hàng vẫn giữ được đà tăng trưởng lợi nhuận ổn định.

Vài tháng qua, nhiều nhà đầu tư đều lo lắng về nợ xấu của ngân hàng. Tuy nhiên, ở góc độ đầu tư cơ bản và giá trị, bà Dương cho rằng vấn đề nợ xấu không quá tệ như mọi người nghĩ.

Tỷ lệ nợ xấu toàn ngành cuối năm 2020 là 1.6% thì đến nay là 1.9%, nhất là trong điều kiện dịch bệnh thì đà tăng nợ xấu vẫn sẽ được kiểm soát.

Dư nợ tái cơ cấu để hỗ trợ Covid-19 tính đến cuối tháng 9/2021 ở mức 2.6% tổng dư nợ, thực tế đã thấp hơn mức 3.6% tổng dư nợ vào cuối năm 2020.

Thêm nữa, các ngân hàng 9 tháng đầu năm 2021 đã tích cực trích lập chi phí dự phòng, điển hình là tỷ lệ bao phủ nợ xấu nhóm ngân hàng đã ở mức cao kỷ lục trong khu vực. Một số ngân hàng trong top đầu còn lên mức trên 200%.

Theo Dragon Capital, chi phí dự phòng trong thời gian tới nếu không xảy ra giãn cách xã hội trên diện rộng một lần nữa thì khó mà ảnh hưởng tiêu cực lên lợi nhuận ngân hàng trong năm 2022.

Thêm nữa, trong quý 4 và kéo dài sang cả năm 2022, lợi nhuận ngân hàng có thể đến từ tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ trở lại, đặc biệt trong tháng 11-12, và cuối tháng 12 nhiều ngân hàng đã được nới room tín dụng. Do đó, thu nhập từ tín dụng tăng và đặc biệt là từ mảng bán lẻ, mức sinh lợi sẽ cao hơn.

Nguồn thu của ngân hàng hiện nay rất đa dạng, các nguồn thu nhập dịch vụ đến từ nhiều tệp khách hàng khác nhau. Do đó, Dragon Capital khá tự tin vào tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận ngân hàng quý 4 và cả sang năm 2022. 

Hàn Đông

FILI

Các tin tức khác

>   Đã đến lúc cần cân nhắc nới room cho nhà đầu tư nước ngoài tại các NHTM (16/12/2021)

>   Talkshow "Ngân hàng bán lẻ - Động lực bứt phá của ngành Ngân hàng" (15/12/2021)

>   Ngân hàng thu giữ tài sản siết nợ - vì đâu gây tranh cãi? (15/12/2021)

>   Sacombank nối vòng tay thương, bảo trợ trẻ em mồ côi do Covid-19 (15/12/2021)

>   Đề nghị ngân hàng tăng ATM lưu động, triển khai giải pháp thay thế ATM tại khu công nghiệp (14/12/2021)

>   Chính sách ngân hàng 2021 (Kỳ 3): Những dự thảo còn trên giấy (27/12/2021)

>   Chính sách ngân hàng 2021 (Kỳ 2): Rủi ro trong hoạt động ngân hàng và chính sách liên quan (21/12/2021)

>   LienVietPostBank chào bán 40 triệu trái phiếu ra công chúng (13/12/2021)

>   PVcomBank dành 6,000 quà tặng giá trị gần 1.6 tỷ đồng cho khách hàng gửi tiết kiệm (13/12/2021)

>   Chính sách ngân hàng 2021 (Kỳ 1): Những chính sách xoay quanh Covid-19 (13/12/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật