Thứ Hai, 13/12/2021 13:00

Chính sách ngân hàng 2021 (Kỳ 1): Những chính sách xoay quanh Covid-19

Có thể nói năm 2021 là một năm đáng nhớ khi toàn nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề từ đợt giãn cách xã hội để phòng chống dịch Covid-19. Cũng vì lẽ đó, nhiều chính sách được ban hành nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp mau chóng phục hồi trở về trạng thái bình thường.

Thông tư 01-03-14 quy định lại thời hạn trả nợ, cơ cấu nợ hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do Covid-19

Ngay từ những ngày đầu khi dịch Covid-19 vừa mới xuất hiện, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có những chính sách nhằm hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp.

Thông tư 01/2020/TT-NHNN được NHNN ban hành nhằm cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19 có hiệu lực ngày 13/3/2020.

Tuy nhiên, Thông tư 01 chỉ có hiệu lực 1 năm và khi dịch Covid-19 bắt đầu biến chủng liên tục và áp lực lại đè nặng lên nền kinh tế khi bắt đầu giãn cách xã hội thì NHNN tiếp tục ban hành Thông tư 03 nhằm sửa đổi Thông tư 01.

Ngoài gia hạn thêm thời gian cơ cấu nợ cho các khoản nợ tính đến ngày 31/12/2021, Thông tư 03 còn quy định rõ ràng và chặt chẽ hơn về tỷ lệ trích lập dự phòng của các khoản vay tái cơ cấu do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Theo đó, sẽ trích lập dần trong vòng ba năm với tỷ lệ phân bổ 30% trong năm 2021, đến cuối năm 2022 phải trích lập được tối thiểu 60% và đến cuối năm 2023 phải trích lập 100% số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung.

Khi tình hình giãn cách xã hội bắt đầu siết chặt hơn, NHNN tiếp tục ban hành Thông tư 14/2021/TT-NHNN để phù hợp hơn với tình hình thực tế của biến chủng Delta.

Thời gian các khoản nợ phát sinh từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính được tính là đáp ứng điều kiện để được cơ cấu lại thời gian trả nợ kéo dài thêm hơn một năm tới trước ngày 01/08/2021 (thay vì chỉ bao gồm các khoản nợ phát sinh đến trước ngày 10/06/2020 theo quy định Thông tư 01).

Thông tư cũng sửa đổi phạm vi cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi phí đối với nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi phát sinh trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày 30/06/2022 (thay vì từ 23/01/2020 đến ngày 31/12/2021 theo quy định Thông tư 01).

So với Thông tư 03 trước đó, Thông tư 14 còn bổ sung thêm khoản d, Điều 4. Theo đó, TCTD được cơ cấu nợ cho cả số dư nợ của khoản nợ phát sinh từ ngày 10/06/2020 đến trước ngày 01/08/2021 và quá hạn từ ngày 17/07/2021 đến trước ngày 07/09/2021.

Đón đọc kỳ 2: Rủi ro trong hoạt động ngân hàng và chính sách liên quan 

Cát Lam

FILI

Các tin tức khác

>   Bất ngờ được chuyển 50 triệu vào tài khoản, nổi lòng tham ăn ngay quả đắng (13/12/2021)

>   SeABank được The Banker vinh danh Ngân hàng của năm 2021 (13/12/2021)

>   Siêu ưu đãi cuối năm tại Sacombank  (13/12/2021)

>   Người dân cần làm gì để thực hiện đổi thẻ ATM từ sang thẻ chip? (13/12/2021)

>   VNDirect: NIM ngân hàng có thể giảm trong năm 2022 (13/12/2021)

>   Năm 2022, người mua nhà ở xã hội vẫn được vay với lãi suất 4,8%/năm (12/12/2021)

>   Ngân hàng Nhật Bản mua 7.5% cổ phần của chủ sở hữu ví MoMo (11/12/2021)

>   MB vào Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam 2021 của Forbes (11/12/2021)

>   Vỡ nợ là gì? (23/12/2021)

>   Giá USD duy trì ở mức cao (10/12/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật