Thứ Hai, 20/12/2021 09:53

VPBank muốn nới room ngoại lên 17.5%

HĐQT Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, HOSE: VPB) vừa có Nghị quyết về việc chốt danh sách cổ đông để lấy ý kiến bằng văn bản thông qua điều chỉnh tỷ lệ sở hữu nước ngoài lên 17.5%.

Cụ thể, Ngân hàng sẽ lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về việc điều chỉnh tỷ lệ sở hữu nước ngoài (room ngoại) tại VPBank từ 15% lên 17.5%/vốn điều lệ.

Lý giải về con số điều chỉnh mới này, VPBank cho biết, đây là tỷ lệ đủ để Ngân hàng có thể phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông chiến lược nước ngoài tối đa 15% vốn điều lệ sau khi phát hành.

Ngày đăng ký cuối cùng là ngày 07/01/2022, thời gian lấy ý kiến dự kiến trong tháng 01/2022.

Trước đó, tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2021, Chủ tịch HĐQT VPBank - ông Ngô Chí Dũng từng cho biết, VPBank đang có kế hoạch bán cổ phần cho đối tác nước ngoài nhằm huy động vốn, có thể thực hiện vào cuối năm 2021 hoặc đầu 2022. Ngân hàng có thể dùng thêm cả lượng cổ phiếu quỹ đang có kết hợp với phát hành cổ phiếu mới để bán cho đối tác nước ngoài. 

Tại buổi trao đổi với nhà đầu tư hồi quý 3, lãnh đạo VPBank kỳ vọng kế hoạch bán 15% cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược cũng sẽ bằng hoặc lớn hơn thương vụ bán cổ phần FE Credit vừa qua (1.4 tỷ USD). Nếu hoàn thành tìm nhà đầu tư chiến lược vào Ngân hàng thì vốn chủ sở hữu có thể đạt trên dưới 120,000 tỷ đồng.

Trước đó, VPBank chốt room ngoại ở mức 15% từ hồi giữa tháng 5/2021, lúc này khối ngoại đang nắm giữ trên 20% vốn điều lệ Ngân hàng. Từ tháng 5 đến nay, nhà đầu tư nước ngoài liên tục bán ra cổ phiếu VPB, đặc biệt bán mạnh trong 1 tháng trở lại đây.  Riêng trong tuần 13-17/12/2021, khối ngoại đã bán hơn 35 triệu cp VPB, giá trị gần 1,226 tỷ đồng. 

Giao dịch khối ngoại với cổ phiếu VPB trong tuần 13-17/12/2021

Việc cân đối mức tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài là 17.5% thay vì 15% của VPBank được kỳ vọng sẽ giải toả áp lực khối ngoại phải tiếp tục bán cổ phiếu ngân hàng này để hạ tỷ lệ sở hữu trong thời gian tới. 

VPBank mới đây cũng đã hoàn tất phương án phát hành cổ phiếu để trả cổ tức và tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu.

Cụ thể, Ngân hàng phát hành 1.97 tỷ cổ phiếu (tỷ lệ 80%), trong đó phát hành để trả cổ tức là 1.53 tỷ cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 62.15% và còn lại là phát hành từ nguồn vốn chủ sở hữu, tỷ lệ 17.85%.

Nguồn vốn phát hành là từ nguồn lợi nhuận chưa phân phối, quỹ đầu tư phát triển và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ với tổng giá trị là hơn 19,757 tỷ đồng.

Sau khi thực hiện thành công, vốn điều lệ của VPBank được tăng lên từ gần 25,300 tỷ đồng lên gần 45,058 tỷ đồng.

Lượng lớn cổ phiếu được bổ sung ra thị trường đi kèm động thái bán mạnh của khối ngoại đã tạo áp lực giảm lên giá cổ phiếu VPB thời gian qua.

Hiện, cổ phiếu VPB đang được giao dịch quanh mức 34,800 đồng/cp (9h33 phiên sáng 20/12), giảm 8% so với đỉnh đầu tháng 7, thanh khoản bình quân trên 12 triệu cp/ngày.

Hàn Đông

FILI

Các tin tức khác

>   Dịch Covid-19 - Chất xúc tác mở ra kỷ nguyên mới cho ngân hàng số (18/12/2021)

>   Kho bạc Nhà nước tiếp tục chào mua 300 triệu USD (17/12/2021)

>   Giá USD lao dốc (17/12/2021)

>   HDBank đặt chân đến Quảng Trị  (17/12/2021)

>   Ngân hàng bán lẻ - Động lực bứt phá của ngành ngân hàng (17/12/2021)

>   Tỷ giá, lãi suất biến động về cuối năm (17/12/2021)

>   Tín dụng đen hoành hành cuối năm (17/12/2021)

>   Lộ trình thắt chặt chính sách tiền tệ của Fed sẽ tác động thế nào đến Việt Nam? (17/12/2021)

>   Yếu tố nào hỗ trợ cho lợi nhuận ngân hàng đi lên trong thời gian tới? (16/12/2021)

>   Đã đến lúc cần cân nhắc nới room cho nhà đầu tư nước ngoài tại các NHTM (16/12/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật