Thứ Hai, 06/12/2021 11:45

Mirae Asset: Có thể tăng lãi suất nếu áp lực lạm phát trở lại trong năm 2022

Theo Báo cáo chiến lược Triển vọng năm 2022 của CTCK Mirae Asset, Việt Nam có thể điều chỉnh tăng lãi suất nếu áp lực lạm phát trở lại trong năm 2020. Đi cùng với đó là áp lực lên NIM và nợ xấu của các ngân hàng.

Lãi suất điều hành được kỳ vọng tăng

Nhằm làm giảm ảnh hưởng từ dịch bệnh, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã thực hiện giảm lãi suất điều hành với mức giảm lên tới 150 điểm phần trăm đối với các kỳ hạn. Tuy nhiên, việc giảm lãi suất trong thời gian sắp tới sẽ khó xảy ra. Mặc dù lạm phát tại Việt Nam chỉ ghi nhận mức tăng nhẹ trong 10 tháng đầu năm 2021, áp lực lạm phát dự kiến gia tăng trong thời gian sắp tới dưới tác động của việc tăng giá của các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng; thặng dư thương mại thấp và các gói hỗ trợ kinh tế sắp tới.

Để đối mặt với việc gia tăng lạm phát, nhiều nền kinh tế đã tăng lãi suất điều hành từ 50-150 điểm phần trăm, và đang cân nhắc tiếp tục gia tăng lãi suất trong thời gian sắp tới nếu lạm phát tăng cao. Vì vậy, Việt Nam có thể điều chỉnh tăng lãi suất nếu áp lực lạm phát trở lại trong năm 2022.

NIM có thể giảm nhẹ trong năm 2022

Sự kết thúc của các gói hỗ trợ lãi suất trong năm 2022 sẽ gia tăng lợi suất danh mục tín dụng của các ngân hàng. Từ quý 2/2021, mảng ngân hàng đầu tư và bán buôn ghi nhận mức tăng trưởng tốt hơn so với mảng ngân hàng bán lẻ. Mảng bán lẻ được kỳ vọng sẽ tăng trưởng tốt hơn trong thời gian tới cũng thúc đẩy lợi suất danh mục tín dụng của các ngân hàng. Dù vậy, NIM của các ngân hàng vẫn có thể chịu áp lực dựa trên các giả định: Nhân tố chính cải thiện NIM trong thời gian vừa qua là lãi suất huy động thấp; gia tăng nhu cầu huy động đáp ứng tăng trưởng tín dụng hậu Covid-19 và mức tăng cao hơn của lãi suất huy động so với gia tăng lợi suất.

Chất lượng tài sản phân hóa, nợ xấu tăng nhẹ

Đối với các ngân hàng có tỷ trọng ngân hàng bán lẻ cao như VPB, VIB, TPB, tỷ lệ nợ xấu sẽ sớm được phản ánh trên báo cáo tài chính. Ngược lại, nợ xấu phát sinh từ cho vay doanh nghiệp và đầu tư trái phiếu sẽ mất nhiều thời gian hơn, phụ thuộc vào mức độ hồi phục của nền kinh tế và mức độ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Do vậy, Mirae Asset cho rằng nợ xấu của các ngân hàng sẽ tăng nhẹ trong thời gian tới. Tuy nhiên, các ngân hàng với tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao sẽ có nhiều dư địa cho việc ổn định chất lượng tài sản hơn.

Do tác động của Thông tư 14, ngân hàng được phép cơ cấu một phần dư nợ của khách hàng mà không chuyển nhóm. Vì vậy, tỷ lệ nợ được tái cơ cấu dựa trên Thông tư 14 có thể không đáng kể, nhưng một khi doanh nghiệp mất khả năng hoàn thành nghĩa vụ nợ thì nợ xấu tiềm năng từ các khoản nợ còn lại có thể khiến NPL của ngân hàng tăng cao.

Hàn Đông

FILI

Các tin tức khác

>   Mirae Asset dự phóng VN-Index năm 2022 đạt khoảng 1,700 điểm (06/12/2021)

>   Liệu có khả quan với TCD, CTD, MWG? (06/12/2021)

>   Sự kết thúc của chu kỳ tiền rẻ? (11/12/2021)

>   Góc nhìn tuần 06-10/12/2021: Giảm điểm? (05/12/2021)

>   VNDirect: Ngành dệt may phục hồi theo nhu cầu tăng mạnh tại thị trường Mỹ và EU (04/12/2021)

>   Góc nhìn 03/12: Giằng co? (02/12/2021)

>   Chuyên gia HSC dự báo VN-Index lên 1,800 điểm (02/12/2021)

>   Chứng khoán tháng 12 và câu chuyện mốc 1,500 (02/12/2021)

>   Góc nhìn 02/12: Quay lại ngưỡng 1,500 điểm? (01/12/2021)

>   Góc nhìn 01/12: Hồi phục trở lại? (30/11/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật