Thứ Ba, 23/11/2021 07:38

Dầu tăng 1% nhưng vẫn chịu sức ép bởi các yếu tố cung cầu

Giá dầu tăng vào ngày thứ Hai (22/11) nhưng vẫn chịu sức ép từ sự gia tăng số ca nhiễm Covid-19 ở châu Âu và khả năng giải phóng dự trữ dầu của Nhật Bản và Ấn Độ, qua đó làm dấy lên lo ngại cung vượt cầu và nhu cầu suy yếu.

Giá dầu Brent và dầu WTI đã giảm hơn 1 USD vào đầu phiên, chạm mức thấp nhất kể từ ngày 01/10/2021.

Đà giảm sau đó đã phục hồi. Kết thúc phiên ngày thứ Hai, hợp đồng dầu Brent tiến 83 xu (tương đương 1%) lên 79.70 USD/oz. Hợp đồng dầu WTI cộng 80 xu (tương đương 1%) lên 76.73 USD/oz.

Tamas Varga, Chuyên gia phân tích dầu tại PVM Oil Associates, nhận định: “Viễn cảnh phong tỏa toàn quốc ở các nước châu Âu đã làm gia tăng lo ngại về kinh tế và tăng trưởng nhu cầu dầu”.

Nhà đầu tư đã tìm kiếm các tài sản trú ẩn an toàn như đồng USD vào đầu phiên, góp phần khiến giá dầu giảm mạnh.

Áo bước vào đợt phong tỏa toàn quốc lần thứ 4 vào ngày thứ Hai khi châu Âu một lần nữa trở thành tâm dịch Covid-19. Đức cũng áp dụng các biện pháp hạn chế mới, với việc các chính trị gia đang tranh luận về vấn đề hạn chế đối với những người chưa được tiêm ngừa vắc-xin.

Đồng USD dao động gần mức đỉnh 16 tháng vào ngày thứ Hai, khiến dầu thô vốn được neo giá theo đồng bạc xanh trở nên đắt đỏ hơn đối với người mua sử dụng những đồng tiền khác.

Trong khi đó, triển vọng giải phóng Dự trữ Xăng dầu Chiến lược (SPR) đã duy trì áp lực lên giá dầu và giữ dầu Brent ở dưới mốc quan trọng 80 USD/thùng.

Các quan chức Nhật Bản và Ấn Độ đang tìm cách giải phóng dự trữ dầu thô quốc gia cùng với Mỹ và các nền kinh tế lớn khác để kìm hãm giá dầu, Reuters đưa tin.

Các chuyên gia phân tích tại Citi cho biết mức dầu được giải phóng từ SPR kết hợp có thể lên 100 - 120 triệu thùng hoặc thậm chí cao hơn, bao gồm 45 - 60 triệu thùng từ Mỹ, khoảng 30 triệu thùng từ Trung Quốc, 5 triệu thùng từ Ấn Độ và 10 triệu thùng mỗi nước từ Nhật Bản và Hàn Quốc.

An Trần (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Dầu sụt 4% xuống thấp nhất trong 6 tuần (20/11/2021)

>   Dầu trồi sụt sau tin Trung Quốc giải phóng Dự trữ dầu chiến lược (19/11/2021)

>   Số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu còn hơn 800 tỷ đồng (18/11/2021)

>   Trung Quốc giải phóng dầu từ dự trữ chiến lược, giá dầu Brent rớt mốc 80 USD (18/11/2021)

>   Dầu suy giảm do lo ngại về tình trạng dư cung (18/11/2021)

>   Đường ống Nord Stream 2 lại gặp khó, giá khí đốt châu Âu tăng vọt (17/11/2021)

>   Dầu tiếp tục diễn biến trái chiều (17/11/2021)

>   Dầu diễn biến trái chiều trước những nghi ngờ về cung cầu, đồng USD (16/11/2021)

>   Ai chịu thiệt khi giá xăng tăng sốc? (14/11/2021)

>   Dầu giảm 3 tuần liên tiếp (13/11/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật