Thứ Sáu, 19/11/2021 06:52

Dầu trồi sụt sau tin Trung Quốc giải phóng Dự trữ dầu chiến lược

Giá dầu khởi sắc vào ngày thứ Năm (18/11), bật lên sau khi giảm xuống mức thấp nhất trong 6 tuần, khi nhà đầu tư băn khoăn về việc các nền kinh tế lớn sẽ giải phóng bao nhiêu dầu thô từ nguồn dự trữ chiến lược và điều đó sẽ giảm bớt áp lực nhu cầu dầu thô toàn cầu như thế nào.

Giá dầu đã rớt xuống thấp nhất trong 6 tuần vào đầu phiên khi Trung Quốc cho biết nước này đang chuyển sang khai thác dự trữ. Vào ngày 17/11, Reuters đưa tin Mỹ đang yêu cầu các quốc gia tiêu thụ lớn xem xét giải phóng khi dự trữ để hạ nhiệt giá dầu.

Nỗ lực của Washington để hạ nhiệt thị trường, yêu cầu Trung Quốc tham gia hành động phối hợp lần đầu tiên, diễn ra khi giá xăng dầu tăng cao và những áp lực lạm phát khác đã gây ra những phản ứng mạnh về chính trị.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Năm, hợp đồng dầu Brent tiến 1.2% lên 81.24 USD/thùng. Mức đáy trong phiên 79.28 USD/thùng là mức thấp nhất kể từ ngày 07/10/2021. Hợp đồng dầu WTI cộng 0.83% lên 79.01 USD/thùng. Hợp đồng này cũng giảm trong phiên xuống mức thấp nhất kể từ đầu tháng trước là 77.08 USD/thùng.

Việc giải phóng nguồn dự trữ, ngay cả khi chỉ từ Trung Quốc và Mỹ, có thể sẽ khiến giá dầu giảm ít nhất là tạm thời.

Vào tháng 10/2021, giá dầu đã chạm đỉnh 7 năm khi thị trường tập trung vào việc nhu cầu phục hồi nhanh chóng khi nhiều người hơn được tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 và các lệnh phong tỏa được dỡ bỏ.

Giá dầu bật tăng khi nhu cầu khởi sắc và Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cùng với các đồng minh, gọi chung là nhóm OPEC+, quyết định chỉ nâng sản lượng một cách từ từ.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) và OPEC cho biết nguồn cung sẽ có nhiều hơn trong vài tháng tới, tuy nhiên, Washington đã thúc giục đẩy nhanh tốc độ.

Việc đề xuất giải phóng dự trữ chiến lược là một thách thức chưa từng có đối với OPEC, vì liên quan đến nhà nhập khẩu hàng đầu là Trung Quốc.

Cục Dự trữ Nhà nước Trung Quốc cho biết đang làm việc để giải phóng nguồn dự trữ dầu thô mặc dù cơ quan này từ chối bình luận về yêu cầu của Mỹ.

Một quan chức Bộ công nghiệp Nhật Bản cho biết Mỹ đã yêu cầu sự hợp tác của Tokyo trong việc giải quyết giá dầu tăng cao, tuy nhiên, theo luật Nhật Bản không được sử dụng giải phóng nguồn dự trữ để hạ giá.

Một quan chức Hàn Quốc cho biết nước này đang xem xét yêu cầu của Mỹ đối với Seoul để giải phóng một số lượng dự trữ dầu, nhưng nói thêm rằng họ chỉ có thể giải phóng dầu thô trong trường hợp mất cân bằng nguồn cung.

An Trần (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu còn hơn 800 tỷ đồng (18/11/2021)

>   Trung Quốc giải phóng dầu từ dự trữ chiến lược, giá dầu Brent rớt mốc 80 USD (18/11/2021)

>   Dầu suy giảm do lo ngại về tình trạng dư cung (18/11/2021)

>   Đường ống Nord Stream 2 lại gặp khó, giá khí đốt châu Âu tăng vọt (17/11/2021)

>   Dầu tiếp tục diễn biến trái chiều (17/11/2021)

>   Dầu diễn biến trái chiều trước những nghi ngờ về cung cầu, đồng USD (16/11/2021)

>   Ai chịu thiệt khi giá xăng tăng sốc? (14/11/2021)

>   Dầu giảm 3 tuần liên tiếp (13/11/2021)

>   Dầu giảm nhẹ khi đồng USD mạnh hơn (12/11/2021)

>   Giá dầu đang trong quá trình hình thành sóng 5 (12/11/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật