Thứ Bảy, 20/11/2021 07:33

Dầu sụt 4% xuống thấp nhất trong 6 tuần

Giá dầu giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong 6 tuần vào ngày thứ Sáu (19/11), khi các lệnh phong tỏa mới vì Covid-19 làm dấy lên lo ngại về nhu cầu cũng như khi các công ty trong ngành báo hiệu về sự quay trở lại của nguồn cung.

Tuy nhiên, đối với những người tiêu dùng tìm kiếm sự phục hồi tại các trạm bơm, đà giảm giá không có khả năng ngay lập tức chuyển thành giá xăng thấp hơn. Theo AAA, mức giá trung bình cho một gallon xăng vẫn quanh mức đỉnh 7 năm là 3.41 USD vào ngày thứ Sáu. Con số này tăng từ mức 3.34 USD cách đây 1 tháng và 2.12 USD hồi năm ngoái.

Hợp đồng dầu WTI sụt hơn 4% xuống mức đáy trong phiên 75.37 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ ngày 07/10/2021.

Giá dầu đã tăng vào đầu phiên, nhưng quay đầu giảm sau thông tin Áo ban lệnh phong tỏa. Nhu cầu phục hồi là động lực chính cho đà leo dốc của giá dầu trong năm nay, và bất cứ dấu hiệu nào cho thấy nhu cầu chững lại sẽ khiến những người tham gia thị trường lo lắng. Các lệnh phong tỏa làm giảm nhu cầu đối với các sản phẩm xăng dầu vì mọi người không đi lại và các doanh nghiệp đóng cửa. Nếu các biện pháp này vượt ra khỏi Áo đến các quốc gia khác thuộc châu Âu hoặc các khu vực khác, nó có thể khiến thị trường rơi vào tình trạng dư cung.

“Về cơ bản thị trường vẫn đang ở vị thế tốt, tuy nhiên, việc phong tỏa hiện là một rủi ro rõ ràng nếu các quốc gia khác theo sau sự dẫn đầu của Áo”, Craig Erlam, Chuyên gia phân tích thị trường cấp cao tại Oanda, nhận định.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Năm, hợp đồng dầu WTI mất 3.8% còn 75.44 USD/thùng. Hợp đồng dầu Brent dao động ở mức thấp 78.15 USD/thùng lần đầu tiên kể từ ngày 01/10/2021.

Cả dầu WTI và dầu Brent đều ghi nhận 4 tuần giảm liên tiếp, chuỗi lao dốc dài nhất kể từ tháng 3/2020.

Mặc dù mức suy giảm trong ngày thứ Sáu là lớn nhất đối với dầu kể từ tháng 7/2021, hàng hóa này đang có xu hướng giảm trong vài tuần qua. Chính quyền ông Biden đã nhiều lần cho biết đang tìm cách giảm bớt gánh nặng mà giá dầu cao hơn đang gây ra cho người tiêu dùng, Một lựa chọn dành cho chính quyền là khai thác nguồn Dự trữ Dầu Chiến lược (SPR).

Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích lưu ý rằng việc giải phóng dầu từ SPR có thể sẽ không có nhiều tác động lâu dài.

Ngoài ra những rào cản về chính trị, dầu cũng đang đối mặt với áp lực từ sự gia tăng nguồn cung, bao gồm ở Mỹ, đang thúc đẩy sản lượng trở lại.

An Trần (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Dầu trồi sụt sau tin Trung Quốc giải phóng Dự trữ dầu chiến lược (19/11/2021)

>   Số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu còn hơn 800 tỷ đồng (18/11/2021)

>   Trung Quốc giải phóng dầu từ dự trữ chiến lược, giá dầu Brent rớt mốc 80 USD (18/11/2021)

>   Dầu suy giảm do lo ngại về tình trạng dư cung (18/11/2021)

>   Đường ống Nord Stream 2 lại gặp khó, giá khí đốt châu Âu tăng vọt (17/11/2021)

>   Dầu tiếp tục diễn biến trái chiều (17/11/2021)

>   Dầu diễn biến trái chiều trước những nghi ngờ về cung cầu, đồng USD (16/11/2021)

>   Ai chịu thiệt khi giá xăng tăng sốc? (14/11/2021)

>   Dầu giảm 3 tuần liên tiếp (13/11/2021)

>   Dầu giảm nhẹ khi đồng USD mạnh hơn (12/11/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật