Thứ Năm, 25/11/2021 06:59

Dầu ổn định trước những nghi ngờ về tính hiệu quả của việc giải phóng dự trữ

Giá dầu ổn định vào ngày thứ Tư (24/11) khi nhà đầu tư nghi ngờ về tính hiệu quả của việc giải phóng dầu từ nguồn dự trữ chiến lược do Mỹ dẫn đầu và chuyển sang tập trung vào việc các nhà sản xuất sẽ phản ứng như thế nào.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Tư, hợp đồng dầu Brent lùi 6 xu xuống 82.25 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI mất 11 xu còn 78.39 USD/thùng.

Mỹ cho biết sẽ giải phóng hàng triệu thùng dầu từ nguồn Dự trữ chiến lược cùng sự phối hợp với Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Anh để cố gắng hạ nhiệt giá dầu sau khi OPEC+ phớt lờ lời kêu gọi bơm thêm nhiều dầu.

Bộ trưởng công nghiệp Nhật Bản Koichi Hagiuda cho biết nước này sẽ giải phóng “vài trăm ngàn kilôlit” dầu từ kho dự trữ quốc gia, nhưng thời điểm vẫn chưa được quyết định.

Người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết vào ngày thứ Tư rằng một số quốc gia đã không có được vị thế hữu ích về giá dầu và khí đốt, đồng thời cho biết nguồn cung không đủ đáp ứng người tiêu dùng.

Các nhà phân tích cho biết tác động lên giá dầu có thể chỉ tồn tại trong thời gian ngắn sau khi nhiều năm đầu tư sụt giảm và sự phục hồi mạnh mẽ trên toàn cầu sau đại dịch Covid-19.

Các nhà phân tích tại Goldman Sachs cho biết việc phối hợp giải phóng dự trữ có thể bổ sung khoản 70 – 80 triệu thùng dầu thô, nhỏ hơn so với mức hơn 100 triệu thùng mà thị trường đang định giá.

JP Morgan Global Commodities Research cho biết bất kỳ tác động nào lên giá dầu từ việc giải phóng dự trữ dầu thô có thể không duy trì được lâu. Công ty này cũng kỳ vọng nhu cầu dàu toàn cầu sẽ mạnh lên và vượt mức năm 2019 vào tháng 3/2022.

Hiện sự chú ý đã chuyển sang các Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), Nga và các đồng minh sẽ phản ứng như thế nào với việc phối hợp giải phóng dự trữ dầu.

Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết dự trữ dầu thô nội địa tăng 1 triệu thùng trong tuần trước, trái ngược hoàn toàn với dự báo giảm 481,000 thùng từ các chuyên gia phân tích.

Dự trữ dầu thô của Mỹ trong Dự trữ Dầu Chiến lược (SPR) đã giảm trong tuần trước xuống 604.5 triệu thùng, mức thấp nhất kể từ tháng 6/2003.

Giá dầu cũng suy giảm do số ca nhiễm Covid-19 phá mức kỷ lục ở nhiều khu vực châu Âu, dẫn đến một số yêu cầu hạn chế mới về di chuyển.

An Trần (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Giá xăng giảm lần đầu tiên sau 3 tháng? (24/11/2021)

>   Dầu khởi sắc sau quyết định giải phóng dự trữ dầu của Mỹ (24/11/2021)

>   Giá dầu giảm hơn 1% trước khả năng giải phóng dự trữ chiến lược từ nhiều quốc gia (23/11/2021)

>   Bloomberg: Mỹ sắp giải phóng dự trữ dầu chiến lược? (23/11/2021)

>   Người Mỹ lao đao vì giá xăng cao, có nơi tương đương 36.000 đồng/lít (23/11/2021)

>   Dầu tăng 1% nhưng vẫn chịu sức ép bởi các yếu tố cung cầu (23/11/2021)

>   Dầu sụt 4% xuống thấp nhất trong 6 tuần (20/11/2021)

>   Dầu trồi sụt sau tin Trung Quốc giải phóng Dự trữ dầu chiến lược (19/11/2021)

>   Số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu còn hơn 800 tỷ đồng (18/11/2021)

>   Trung Quốc giải phóng dầu từ dự trữ chiến lược, giá dầu Brent rớt mốc 80 USD (18/11/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật